Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao?

Theo một số liệu thống kê gần đây thì mỗi năm có hơn 100.000 trẻ em bị dị ứng với sữa và gây tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Những loại sữa gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ không chỉ là sữa bò, sữa công thức, sữa hạt thực vật mà còn có cả chính sữa mẹ. Tại sao trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa mẹ? Chúng ta sẽ cùng làm rõ trong bài viết sau.

1- Dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh là gì?

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Vậy thì tại sao trẻ lại có thể bị dị ứng với chính sữa của mẹ mình?

Dị ứng sữa mẹ là một trong những bệnh lý về dị ứng sữa, nó có thể xảy ra ở một số trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi.  Dị ứng sữa mẹ là tình trạng trẻ không hấp thu sữa mẹ hoặc hấp thu nhưng cơ thể lại sinh ra những phản ứng, biểu hiện như: nôn, trớ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, da nổi mẩn đỏ… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển những năm tháng đầu đời của trẻ thậm chí có thể tiềm ẩn những bất ổn cho sức khỏe trẻ sau này.

2- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Theo các nhà khoa học và chuyên gia thì vấn đề dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh không có một nguyên nhân cụ thể, chi tiết như các loại bệnh lý khác. Tuy nhiên họ vẫn công bố những lưu ý có thể được coi là nguyên nhân hoặc yếu tố gây ra tình trạng dị ứng sữa mẹ ở các em bé.

– Do di truyền.

Đây có thể coi là nguyên nhân dễ hiểu nhất và phổ biến nhất. Người mẹ có cơ địa bị dị ứng sẽ di truyền sang cho trẻ, cơ địa trẻ do đó cũng nhạy cảm và có những phản ứng với các thành phần trong chính sữa mẹ.

– Do thực phẩm

Một số thành phần đạm trong sữa mẹ có thể làm bé bị dị ứng. Thông thường nếu không dung nạp được những chất đạm này bé sẽ khó tiêu hóa và cơ thể nảy sinh phản ứng bài xích.

Bên cạnh đó, chính bản thân trẻ cũng dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khi mẹ ăn thực phẩm này và cho bé bú thì nó sẽ được tiết vào trong sữa mẹ. Khi trẻ bú sẽ bị dị ứng theo.

Các nhà khoa học còn cảnh báo, nếu người mẹ vừa cho bé uống sữa mẹ cùng với sữa bò hoặc cho bé uống sữa hạt (đậu nành, ngũ cốc…) quá sớm cũng khiến bé bị dị ứng.

– Do hệ miễn dịch

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung có hệ miễn dịch non nớt và rất nhạy cảm. Đây cũng là một trong những yếu tố làm trẻ có thể bị dị ứng với chính sữa mẹ.

3- Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Việc nhận biết những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa mẹ vô cùng quan trọng. Việc phát hiện ra những dấu hiệu này sẽ giúp cha mẹ xử lý nhanh nhất và ngăn chặn các triệu chứng nặng thêm, bảo đảm sức khỏe của bé.

Dưới đây là những triệu chứng biểu hiện trẻ sơ sinh bị dị ứng/phản ứng bất lợi với sữa mẹ:

– Trẻ bị nôn, trớ sữa sau khi bú.

– Da xuất hiện những nốt mẩn đỏ, có thể rải rác nếu dị ứng nhẹ hoặc nhiều hơn nếu cơ địa trẻ phản ứng mạnh.

– Trẻ khóc nhiều hơn, kèm theo đó là bụng õng, người mềm và tiêu chảy.

– Phân sống, không có mùi nhiều, có thể bị dính máu trong phân.

– Khó thở, thở khò khè, trẻ có thể lười ăn, chán bú mẹ, bỏ bú, thậm chí nếu nặng có thể xuất hiện phản ứng sốc phản vệ, co giật.

– Nếu thấy bé da tím tái, suy hô hấp, co giật, khó thở thì tình trạng dị ứng rất nguy kịch, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất ngay.

4- Làm gì khi trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ?

Việc đưa ra các biện pháp đối phó khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ liên quan đến tình trạng của trẻ nguy kịch hay ở giai đoạn đầu không gây nhiều tổn thất cho sức khỏe.

Nếu trẻ rơi vào trạng thái nguy cấp, có các biểu hiện nặng thì ngay lập tức cha mẹ phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu và điều trị.

Ngược lại nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện tương đối nhẹ thì các mẹ có thể bình tĩnh khắc phục như sau:

– Ngưng không cho bé bú sữa mẹ ngay lập tức và theo dõi các biểu hiện sau khi ngưng sữa mẹ. Hãy thay thế bằng các loại sữa khác phù hợp với độ tuổi của trẻ. Chú ý lượng sữa công thức ban đầu cho trẻ uống phải từng chút một, vì có khả năng trẻ có thể bị dị ứng cả với những loại sữa thay thế. Nếu cho bé dùng nhiều rất nguy hiểm.

Xem thêm: Dị ứng sữa ở trẻ em và những dấu hiệu nhận biết

 

– Người mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng với trẻ nhỏ như: trứng, đậu phộng, hải sản, bắp (ngô) và có thể cho bé bú thử lại với lượng nhỏ. Nếu bé không có phản ứng gì thì mẹ có thể tiếp tục cho con bú sữa và nhớ phải tránh xa những loại thực phẩm có liên quan đến dị ứng.

– Không được tự ý mua các loại thuốc chữa dị ứng về cho trẻ dùng tại nhà mà không thông qua tư vấn của bác sĩ.

Tóm lại, tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ không phải là quá nghiêm trọng (trừ một số trường hợp và cơ địa đặc biệt) và các mẹ có thể bình tĩnh để khắc phục tại nhà, đừng quên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Để ngăn ngừa tình trạng này các mẹ cho con bú hãy nhớ ăn uống cẩn trọng, trước 6 tháng đầu đời của bé không nên dùng những loại thực phẩm có nhiều khả năng gây ra dị ứng cho chính bản thân và con trẻ.  

Sau cùng, hãy nhớ nếu tình trạng dị ứng của bé không được cải thiện dù đã thực hiện các biện pháp trên đây thì phải cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Bình luận

Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn