Dị ứng bỉm ở trẻ và cách xử lý đúng nhất

Mẹ thông minh ngay khi dùng bỉm cho trẻ nếu phát hiện các dấu hiệu lạ như ngứa, nổi mẩn thì nên biết đây có thể là tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ. Có nhiều bà mẹ do không có kinh nghiệm trong vấn đề nuôi con nhỏ nên hay bị nhầm lẫn giữa bệnh ngoài da và tình trạng dị ứng bỉm. Sẽ thật sai lầm nếu điều này xảy ra, làn da nhạy cảm của trẻ nếu tiếp xúc lâu ngày với tác nhân gây dị ứng mà không phát hiện có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm ngoài da, ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe. Mặc dù dị ứng bỉm ở trẻ không phổ biến nhưng cũng nằm trong dạng hiếm, nên cần mẹ bỉm sữa cần biết cách xử lý dị ứng bỉm đúng cách, an toàn cho trẻ. 

Dị ứng bỉm ở trẻ

Dị ứng bỉm ở trẻ

Dị ứng bỉm ở trẻ, tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da

Mẹ Bé Niken ( Thủ Đức) chia sẻ: ” Con mình bị dấu hiệu trong hình là bị bệnh gì vậy các mẹ. Triệu chứng này kéo dài 1 tuần rồi, ban đầu trẻ chỉ bị ngứa nổi mẩn đỏ lại khu vực mặc bỉm. Ban đầu cứ tưởng trẻ bị ngứa do côn trùng cắn, nhưng càng ngày càng nhiều và có dấu hiệu tổn thương ngoài da viêm loét như trong hình. Không biết dấu hiều này là trẻ bị gì vậy các mẹ ơi. Rất mong mọi người giúp đỡ. “

Hình ảnh dị ứng bỉm ở trẻ nặng do mẹ nhầm lẫn với bệnh ngoài da

Hình ảnh dị ứng bỉm ở trẻ nặng do mẹ nhầm lẫn với bệnh ngoài da

Lần đầu tiên khi gặp phải tình trạng bị di ứng bỉm sữa các mẹ thường hoang mang không biết trẻ nhà mình bị gì. Do đó các mẹ nên nắm rõ những triệu chứng của bệnh dị ứng bỉm ở trẻ để khi con em mình bị bệnh biết cách xử lý đúng.

Nhận biết, dấu hiệu bệnh dị ứng bỉm ở trẻ bạn nên biết

  • Ngứa: Sau khi trẻ dùng bỉm xuất thấy hiệu dấu hiệu ngứa da, trẻ nhỏ sẽ thấy khó chịu và khấy khóc.
  • Nổi mẩn đỏ: Ngứa và nổi mẩn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh dị ứng. Da của trẻ sẽ nổi mẩn đỏ tại vùng tiếp xúc với bỉm gồm mông, bẹn, đùi, bụng hoặc phát ra toàn thân.
  • Da sưng phù hoặc  bị viêm loét nếu thường xuyên tiếp xúc với bỉm.
  • Nặng hơn là trẻ đi vệ sinh sẽ khó khăn do đau rát, kèm theo sốt cao, chán ăn.

Khi trẻ gặp phải các dấu hiệu này các mẹ không nên hoang mang, quan trọng là thận trọng nhận biết tình trạng dị ứng bỉm tránh nhẫm lẫn với các bệnh như: khô da, viêm da cơ địa, bệnh chốc lở, hăm tả… Nếu không có kinh nghiệm xác định bệnh rõ ràng thì nên đưa trẻ tới bệnh viện khám chữa đúng cách kịp thời nhất.

Học cách xử lý dị ứng bỉm ở trẻ

Quan sát rõ các triệu chứng dị ứng bỉm ở trẻ theo mô tả ở trên nếu thấy xuất hiện trên con em mình thì nên ngay lập tức tháo bỉm cho trẻ. Trẻ có thể dị ứng với các thành phần của bỉm, nếu tiếp tục mặc bỉm cho trẻ sẽ khiến tình trạng này nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Ngoài việc tháo bỉm hạn chế tác nhân gây dị ứng các mẹ nên tiến hành xử lý đúng theo các  bước hướng dẫn như:

Vệ sinh sạch khi bị dị ứng bỉm ở trẻ

Vệ sinh sạch khi bị dị ứng bỉm ở trẻ

  • Vệ sinh sạch vùng da vừa  mặc bỉm cho trẻ, việc này nhằm rửa trôi các hóa chất thành phần ở bỉm còn bám trên da gây dị ứng.
  • Theo dõi vài giờ sau đó, nếu các nốt mẩn đỏ, ngứa da hết thì không cần điều trị bằng thuốc. Chỉ cần lưu ý không cho trẻ tiếp tục dùng bỉm đó nữa. Bất kỳ loại bỉm nào cũng có thể gây dị ứng nên đối với những trẻ mắc bệnh dị ứng bỉm thì nên đưa trẻ đi text loại bỉm không dị ứng để cho trẻ dùng an toàn.
  • Trường hợp nặng, trẻ bị ngứa và nổi mẩn toàn thân thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để khám và chỉ định bôi dùng thuốc hợp lý nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bởi dùng sai thuốc có thể làm làn da nhạy cảm của trẻ bị tổn thương, bỏng rát.

→ Bác sĩ Nhi luôn khuyến khích các ông bố bà mẹ nên cảnh giác tình trạng trẻ có thể dị ứng bỉm. Hạn chế thấp nhất rủi do con em mình bị dị ứng bỉm thì các mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Khâu chọn mua bỉm cho trẻ nên mua ở địa chỉ uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo. Tuyệt đối không ham rẻ mua bỉm kém chất lượng chứa nhiều chất hóa học gây tổn thương vùng da bị dị ứng.
  • Tuyệt đối  không cho trẻ sử dụng lại bỉm cũ vì dễ bị nhiễm khuẩn gây tổn thương tới da trẻ và bộ phận sinh dục.
  • Thoa kem chống hăm cho trẻ khi thay bỉm
  • Thay bỉm thường xuyên cho trẻ, tránh mặc bỉm cho trẻ kéo dài hơn 8 giờ đồng hồ.

Chăm sóc đúng trẻ đúng cách, hạn chế rủi ro không tốt có thể xảy ra nhé!

-> Tham khảo thêm bài viết khác:

Bình luận

Dị ứng bỉm ở trẻ và cách xử lý đúng nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Tốt

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn