Ngứa dị ứng trong thai kỳ và những điều bà bầu nên biết

Tình trạng ngứa da dị ứng thai kỳ không chỉ làm cho chị em khó chịu mà còn lo lắng do sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Để giúp chị em hiểu hơn về những vấn đề xung quanh hiện tượng ngứa da dị ứng thai kì và có cách phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả hơn, chúng tôi xin cung cấp một vài điều quan trọng ngay sau đây. 

Ngứa dị ứng thai kỳ không quá nguy hiểm như bạn nghĩ

Bạn sẽ hiểu hơn về nỗi lo lắng của các mẹ qua tâm sự của bạn đọc gửi đến cho chúng tôi trong thời gian gần đây: “Em đang mang thai ở tháng thứ 7, mấy tháng trước không có vấn đề gì nhưng sao dạo gần đây da em ngứa kinh khủng. Mà cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối khiến em không thể nào ngủ nổi. Dùng thuốc thì sợ ảnh hưởng tới con mà gãi thì sợ trầy xước. Bác sĩ có cách nào giúp em với.”Bị ngứa, dị ứng thai kì

Những biểu hiện mà bà mẹ vừa tâm sự với chúng ta có thể là một trong những biểu hiện của ngứa dị ứng thai kỳ. Về mức độ nguy hiểm của bệnh này, chúng ta hãy cùng nghe chia sẻ của bác sĩ Lê Thị Tuyết (Bệnh viện Da liễu TPHCM): “Tùy vào nguyên nhân gây bệnh dị ứng thai kỳ mà có mức độ nguy hiểm khác nhau. Một số nguyên nhân hoàn toàn có thể được điều trị bằng những phương pháp đơn giản. Nhưng bản thân bệnh không nguy hiểm nhưng nếu bạn quá lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.”

Nguyên nhân ngứa dị ứng trong thai kỳ

Việc nắm được nguyên nhân gây dị ứng thai kì rất quan trọng, giúp chúng ta xác định được chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị hiệu quả hơn. Chúng ta có thể kể ra một vài nguyên nhân gây bệnh như:

  • Sức đề kháng yếu: dẫn đến hiện tượng dị ứng do tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường như sự thay đổi thời tiết, phấn hoa, khói bụi…
  • Dị ứng do phát ban sẽ làm cho da nổi lên những vết như côn trùng cắn, khi gãi thì làm tổn thương dễ lây lan hơn. Đây là dị ứng thai kì đơn giản, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Dị ứng do bệnh mề đay Pemphigoid: xuất hiện những nốt ban rất ngứa quanh rốn và dễ nổi bọng nước. Nếu dị ứng xuất phát từ căn bệnh này thì khá nguy hiểm, bệnh sẽ tăng nguy cơ sinh non, khiến thai chết lưu hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi có những biểu hiện bệnh, chúng ta không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có các biện pháp điều trị phù hợp.

Một số cách dân gian chữa ngứa dị ứng thai kỳ

Việc dùng thuốc trong thời kì mang thai được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy các phương pháp điều trị bằng biện pháp dân gian được nhiều bà mẹ hướng đến. Chúng ta có thể tham khảo một số cách như sau.

1/ Chườm mát 

Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên làm mẹ khó chịu và hay gãi, việc gãi không làm giảm ngứa mà dễ làm da bị trầy xước và nhiễm khuẩn. Thay vì gãi, bạn hãy dùng một chiếc khăn mát đắp lên vùng da bị tổn thương, ngay lập tức da sẽ được dịu lại và những cơn ngứa cũng sẽ vơi dần đi.

chườm mát khi bị ngứa dị ứng thai kỳ

2/ Dùng lá trầu không 

Không chỉ dân gian mà cả khoa học hiện đại cũng công nhận hiệu quả của lá trầu không trong điều trị các bệnh ngoài da. Các nhà khoa học đã thấy trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu cay cùng một số chất như: cađinen, ancaloid, betel-phenol, chavicol cùng hàng loạt vitamin và khoáng chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả.

dùng lá trầu không khi bị ngứa dị ứng

Nếu các mẹ muốn trị bệnh bằng lá trầu không thì nên tiến hành như sau:

  • Lấy khoảng 10 lá trầu không rửa sạch rồi vò nát.
  • Bỏ vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Dùng để xông vùng da bị dị ứng cho đến khi nước nguội.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi lành bệnh.

3/ Dùng lá chè xanh 

Đây cũng là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp điều trị triệu chứng ngứa dị ứng thai kì rất hiệu quả. Với cách này bạn chỉ cần lấy một nắm lá chè xanh rửa thật sạch, đun trong nước sôi và dùng để tắm mỗi ngày một lần. Dùng cách này chỉ sau một thời gian thì những tổn thương sẽ lành hẳn và cảm giác ngứa da cũng dần biến mất.

dùng lá chè xanh khi bị ngứa dị ứng

Việc điều trị ngứa dị ứng thai kỳ bằng các phương pháp dân gian thường cho hiệu quả chậm vì vậy bạn phải kiên trì và thực hiện thường xuyên. Các tinh chất từ các nguyên liệu sẽ từ từ thấm vào có thể và thực hiện nhiệm vụ chữa lành những tổn thương.

Cách chăm sóc da khi bị ngứa dị ứng thai kỳ

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cũng phải biết cách chăm sóc da như thế nào cho hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện thường xuyên:

  • Không tắm bằng nước nóng quá nhiều sẽ làm khô da và làm những cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn.
  • Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm môi trường. Đồng thời bạn nên chọn những loại quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để bảo vệ da. Trong quá trình mang thai chọn những sản phẩm không mùi, có nguồn gốc tự nhiên. Cách tốt nhất là nên thử trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục sử dụng cho các vùng da khác.
  • Trong thời gian mang thai chế độ ăn cũng rất quan trọng, bạn cần chú trọng việc ăn gì để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé vừa đảm bảo quá trình điều trị bệnh. Bạn nên uống nhiều nước để giúp loại thải độc tố hiệu quả đồng thời hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, thịt bò, thức ăn cay nóng.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh ngứa dị ứng thai kì. Từ đó có được phương pháp điều trị cũng như phòng chống hiệu quả nhất để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Bình luận

Ngứa dị ứng trong thai kỳ và những điều bà bầu nên biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn