Cách chữa dị ứng khi bị ong đốt nhanh và an toàn

Ai đã từng bị ong chích chắc chắn sẽ hiểu được cảm giác khó chịu, tê buốt do nọc ong. Đặc biệt những loại ong “nặng đô” còn gây ra những cơn đau nhức khiến chúng ta phải nhờ đến thuốc giảm đau. Thậm chí một số người bị ong chích còn xuất hiện dấu hiệu dị ứng da nghiêm trọng. Chuyên mục tuần này của chúng ta sẽ chia sẻ với các bạn cách chữa dị ứng khi bị ong đốt tại nhà.

Tại sao bị ong đốt lại dị ứng?

Nọc ong có độc. Đó là điều cơ bản mà hầu như mọi người đều biết. Tại sao? Bởi vì nếu không có độc thì tại sao khi bị ong đốt cơ thể chúng ta lại có những phản ứng như đau, nhức, sưng, tê buốt, thậm chí là dị ứng nổi mề đay. Vậy thì cụ thể bên trong nọc ong có chứa những thành phần gì?

Nọc ong có 2 thành phần chính được xác định rõ ràng là: một loại có bản chất của protein và loại còn lại không có bản chất của protein. Có thể hiểu đơn giản là trong số vô số thành phần của nọc ong chúng ta sẽ xếp chúng vào 2 loại trên. Cụ thể thì Glycoprotein và polypeptide là mang bản chất của protein. Chúng có vai trò trong việc hình thành nên kháng thể igE – một loại kháng thể sinh ra trong quá trình cơ thể bị dị ứng.

Nguyên nhân chính khiến nhiều người bị mẫn cảm quá mức do phản ứng với nọc ong hay còn gọi là hiện tượng dị ứng là do các dị nguyên phospholipase A, acid phosphatase, hyaluronidase, dị nguyên C, và melittin, Api M 6 có trong nọc ong. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chúng gây ra đến 40% phản ứng dị ứng cho con người, trong đó yếu tố quan trọng nhất khiến con người bị dị ứng do ong đốt là phospholipase A.  

Khi bị ong đốt chúng sẽ để lại kim (ngòi) và túi chứa nọc độc lại trên da, do đó mà những người có cơ địa phản ứng quá mức mẫn cảm sẽ gặp phải tình trạng dị ứng. Biểu hiện của dị ứng do ong đốt là nổi những nốt mề đay, những nốt này có cảm giác đau, sưng to, ngứa, đỏ. Nặng nhất vẫn là ở vị trí ong đốt.

Tùy theo cơ địa của người bị đốt mà mức độ dị ứng, nổi mề đay sẽ khác nhau. Có người chỉ bị sưng và đau nhức nhẹ vài giờ đồng hồ là hết, nhưng cũng có những người bị nặng hơn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí còn bị sốc phản vệ, tụt đường huyết và có thể gây khó thở, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt nếu bị ong bắp cày (ong bò vẽ) là loại ong độc, rất to đốt quá nhiều một lần thì những đối tượng là người già cao tuổi, sức miễn dịch kém có thể bị tử vong.

Các bác sĩ dựa theo phản ứng của cơ thể người đã chia ra các trạng thái mức độ sau khi bị ong đốt như sau:

Mức độ 1: đây là mức độ thông thường, đa số những người sức khỏe bình thường đều có phản ứng ngay tại vị trí đốt, chỉ xung quanh phạm vi bị đốt, sau vài giờ là hết không đáng ngại.

Mức độ 2: người bị đốt có hiện tượng nổi mề đay (dị ứng) toàn thân kèm theo sưng phù một số mạch.

Mức độ 3: Nổi mề đay toàn thân, nghiêm trọng, có hiện tượng khó thở do phế quản bị co thắt.

Mức độ 4: đây là mức độ nghiêm trọng nhất, tình trạng sốc phản vệ, huyết áp tụt, cơ quan bị tổn thương.

Cách chữa dị ứng khi bị ong đốt

Trên đây chúng ta đã nắm rõ về tình trạng, nguyên nhân xảy ra dị ứng. Vậy thì làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này nếu chẳng may bị ong đốt.

Trước tiên chúng tôi nhắc nhở các bạn một điều, nếu bị ong đốt hãy cẩn trọng quan sát các biểu hiện của cơ thể để kịp thời xử lý, không nên có tâm lý “chỉ là bị ong đốt” mà thôi, vài tiếng sau sẽ hết. Đặc biệt nếu có biểu hiện nổi mề đay, dị ứng thì phải xử lý ngay.

Dưới đây là những cách giúp bạn chữa dị ứng khi bị ong đốt có thể thực hiện tại nhà và ở cấp độ phản ứng là cấp độ 2 hoặc 3, nếu bạn có phản ứng cấp độ 4 thì hãy ngay lập tức đến cơ quan y tế, bệnh viện, nếu chậm trễ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Xử lý độc tố

Việc cần làm đầu tiên chính là xử lý đưa độc tố của nọc ong ra khỏi cơ thể chúng ta. Việc này cần thực hiện nhanh chóng trước khi độc có thời gian lan ra toàn thân. Các chuyên gia đã hướng dẫn cách lấy độc ong nhanh chóng như sau:

– Đặt người bị ong đốt nằm xuống, bảo đảm nằm yên và và hạn chế cử động để nọc độc không phát tán nhanh.

– Xác định vị trí vết đốt của ong và lau sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc nếu có hãy dùng  dung dịch thuốc tím nồng độ từ 0,1 – 0,2 %. Yêu cầu sát trùng kĩ càng và nhẹ nhàng, không ấn mạnh vào vị trí bị đốt để tránh làm ngòi ong và túi nọc vào sâu trong da hơn sẽ rất khó để lấy ra.

– Lau khô, lấy đá lạnh chườm ngay vào để giảm đau và tiêu sưng. Tốt nhất hãy lấy một cái khăn bọc bên ngoài viên đá và chườm lên vết ong đốt ít nhất 30 phút, nếu đá tan hãy thay đá mới. Chườm đá lạnh đúng cách và đủ thời gian có tác dụng giảm sưng, giảm đau nhức làm chúng ta dễ chịu hơn.

– Lấy nhíp nhổ ngòi ong và túi nọc ong khỏi vết đốt. Thường ngòi ong và nọc của ong có màu sắc sẫm hơn so với da chúng ta nên có thể xác định rất rõ và đồng thời gắp ra bằng nhíp dễ dàng.

– Sau khi rút ngòi ong ra thì lấy lá bạc hà tươi rửa sạch rồi vò nát với muối đắp vào để hút phần nọc độc còn lại ra ngoài.

– Đỡ người bệnh ngồi dậy và cho uống nước. Lúc này nên uống nước lọc hoặc nước chanh có pha muối để loại bỏ độc tố ra ngoài. Uống càng nhiều càng tốt.

Sau khi thực hiện những thao tác trên đây nếu người bệnh vẫn còn cảm thấy khó chịu hoặc dấu hiệu dị ứng gia tăng, khó thở thì ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được bác sĩ điều trị.

Thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm bắp adrenaline 10 phút 1 lần cho đến khi dấu hiệu dị ứng suy giảm. Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ nặng thì phải tiêm adrenaline qua đường tĩnh mạch.

Như vậy có thể thấy bị ong đốt không thể xem thường, qua loa. Nhất là đối với trẻ em cơ thể còn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Chúng ta phải cẩn thận theo dõi nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì phải xử lý ngay.

Cách tốt nhất chính là biết cách phòng tránh việc bị ong đốt.

Phòng chống ong đốt

– Khi phát hiện thấy tổ ong gần nơi sinh sống, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ thì cần phải phá bỏ ngay, tốt nhất là lúc ong mới xây tổ. Phá tổ ong cần có kỹ thuật (thường sử dụng khói và lửa) không được tùy tiện làm bừa sẽ bị ong đốt.

– Nếu bị ong tiếp cận thì cần bình tĩnh, không bỏ chạy, không hốt hoảng. Hãy đứng im hoặc ngồi im bất động thì ong sẽ không bị kích động. Từ từ nhẹ nhàng gẩy ong ra khỏi vị trí tiếp xúc.

– Khi phải đi vào những nơi nhiều cây cối, dễ gặp tổ ong thì không nên mặc quần áo màu sáng vì ong sẽ bị thu hút. Đồng thời không mặc quần áo rộng (ong dễ tấn công), không xài nước hoa, các loại mỹ phẩm có mùi thơm, vị ngọt. Tốt nhất hãy mặc quần áo dày.

– Bổ sung kẽm vào cơ thể là cách tốt nhất hạn chế phản ứng dị ứng khi bị côn trùng như ong, kiến, muỗi cắn.

Tóm lại, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách chữa dị ứng da khi bị ong đốt nhanh và hiệu quả có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý không được tiếp tục thực hiện nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ mà phải ngay lập tức đưa đến gặp bác sĩ điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Cách chữa dị ứng khi bị ong đốt nhanh và an toàn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn