Dị ứng phấn hoa – Cách chữa trị và phòng ngừa
Vào thời điểm mùa xuân trăm hoa đu nở là khoảng thời gian tuyệt đẹp để mọi thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. Thế nhưng đối với những người bị dị ứng phấn hoa thì đây lại là thời điểm không hề mong muốn bởi chỉ cần tiếp xúc với phấn hoa cơ thể sẽ sinh ra các phản ứng dị ứng hình thành các bệnh vô cùng khó chịu. Tìm hiểu thông tin về bệnh dị ứng phấn hoa, cách chữa và việc chủ động phòng chống bệnh này ngay sau đây.
Chỉ cách để biết mình có bị dị ứng phấn hoa hay không?
Không phải cơ địa nào cũng bị dị ứng với phấn hoa. Để biết mình có bị dị ứng với phấn hoa hay không thì sau khi bạn tiếp xúc với phấn hoa hoặc mùi thơm phấn hoa bạn nên để ý các triệu chứng phát bệnh như sau:
- Hắt xì hơi liên tục, niêm mạc mũi vô cùng nhạy cảm nên khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng là phấn hoa sẽ gây phản ứng hắt xì hơi để tống vật thể lạ ra ngoài.
- Ngứa mũi, ngứa mắt là phản ứng đặt trưng dị ứng, ngứa họng nếu thở bằng miệng do phải ứng viêm ngứa xuất hiện.
- Da ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban toàn thân, ngứa nổi mẩn kèm theo tình trạng sưng phù da và niêm mạc.
- Chảy nước mũi trong, dễ bị viêm mũi
- Trường hợp dị ứng nặng có thể bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở, suy hô hấp và rối loạn tiêu hóa tiêu chảy cũng có thể xảy ra do phản ứng dị ứng.
>> Nguy cơ khác: Nguy cơ dị ứng nổi mề đay tiềm ẩn trong các loại thức ăn nhanh
Cách điều trị dị ứng phấn hoa hiện nay
Phát sinh phản ứng dị ứng gây nên các biểu hiện như ở trên. Lúc này người bệnh nên áp dụng ngay cách điều trị dị ứng hay gặp nhất là dùng thuốc.
Thuốc chính được chỉ định thường là thuốc kháng histamin, có tác dụng giảm ngứa, mản đỏ ngăn chặn phản ứng dị ứng . Các thuốc kháng histamin hay dùng trị dị ứng phấn hoa như: Cetirizin, clorpheniramin, loratin, betaphenin. Dùng thêm một số loại thuốc tăng cường sức đề kháng như vitamin C, B1, B6, hay các khoáng chất cần thiết.
Trường hợp viêm nhiễm xảy ra có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để trị nhiễm khuẩn, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ viêm nhiễm. Phản ứng dị ứng nặng cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để điều trị, phòng tình trạng bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong.
⇒ Có thể nói việc chữa bệnh dị ứng phấn hoa không mấy khó khăn bằng thuốc. Các triệu chứng đa số là không nghiêm trọng nên một số trường hợp có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.
Phòng ngừa bệnh dị ứng phấn hoa phát tác
Áp dụng một số biện pháp phòng tránh dị ứng phấn hoa một cách chủ động như sau:
- Dùng lưới chống phấn hoa ở các cửa sổ để ngăn cản phấn hoa bay vào nhà gây ra tình trạng dị ứng.
- Dùng máy lọc không khí làm sạch môi trường bụi bẩn và cả phấn hoa, duy trì môi trường sống sạch sẽ trong lành.
- Bịt khẩn trang khi ra đường, hạn chế tiếp xúc với những khu vực có nhiều hoa.
- Chủ động lau chùi nhà cửa, giặt quần áo sạch sẽ để lược bỏ lượng phấn hoa tồn đọng trên các đồ vật.
- Tăng cường sức đề kháng, phòng phản ứng sảy ra từ bên trong bằng chế độ ăn uống, dùng nước thảo dược, rèn luyện thể dục thể thao.
- Thời điểm chuyển giao thời tiết chính là lúc nhiều loại hoa thi nhau đua sắc nên bạn cần thực hiện phòng tránh trị ứng vào lúc giao mùa để không bị dị ứng phấn hoa bùng phát.
>> Đọc thêm: Phòng tránh dị ứng mẩn ngứa cho trẻ từ chế độ dinh dưỡng
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!