Bị dị ứng thức ăn xử lý như thế nào cho đúng
Dị ứng thức ăn khá hay gặp trong cuộc sống, là trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi dùng thuốc là có thể ngăn chặn các triệu chứng của bệnh nhưng nếu là trường hợp nặng bệnh có những tiến triển nhanh gây sốc phản vệ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi bị dị ứng thức ăn xử lý như thế nào cho đúng nhất là điều ai cũng nên trang bị, biết đâu có thể kịp thời ứng phó xử lý ngay cho chính bản thân và những người xung quanh bạn.
Khi bị dị ứng thức ăn nên xử lý đúng theo cách sau
Dị ứng thức ăn có những tiến triển khó nắm bắt được, do đó đảm bảo sức khỏe cho người bị dị ứng thức ăn cần có những kiến thức cơ bản, biện pháp xử lý an toàn cho người bệnh. Gợi ý những thông tin cần biết khi bị dị ứng thức ăn như:
→ Bấm xem: Dị ứng hải sản và những điều ai cũng nên biết
1/ Theo dõi các triệu chứng phát bệnh
Khi bị dị ứng thức ăn là lúc cơ thể sẽ sản sinh ra một số phản ứng ứng sinh ra các triệu chứng như:
- Ngứa ngoài da, ngứa nhiều và liên tục trên nhiều vùng da khác nhau.
- Nổi mẩn đỏ, sưng phù da
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng
- Nặng & ít gặp: Tụt huyết áp, toát mồ hôi lạnh, khó thở, ngất
Để không nhầm lẫn bệnh dị ứng thức ăn với các bệnh ngoài da khác mọi người nên theo dõi các triệu chứng trên. Tránh chuẩn đoán nhầm bệnh dẫn tới sai lầm trong điều trị ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe.
2/ Xử lý ngay sau khi phát bệnh
Sau khi nhận định được phản ứng dị ứng thức ăn người bệnh nên tiến hành các biện pháp xử lý điều trị kịp thời khắc phục các triệu chứng của bệnh như:
- Chăm sóc bước đầu
Nôn ói hoàn toàn thực phẩm vừa ăn, Điều này giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh tiếp tục dị ứng làm bệnh nặng và kéo dài dai dẳng. Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tránh tụt huyết áp.
- Sử dụng thuốc trị dị ứng
+) Thuốc kháng histamin trị dị ứng: một số loại thuốc nhóm này có thể dùng cải thiện các triệu chứng dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người như: chlopheniramin, cyclizin, meclizin, alimerazin, terfenadin, astemizol….
+) Thuốc chống co thắt phế quản: Ngăn chặn tình trạng khó thở, suy hô hấp có thể dùng tới nhóm thuốc này để hạn chế cơn hen bùng phát, gây ngừng thở. Thuốc hay dùng như salmetarol, salbutamol….
+) Thuốc kháng viêm: Trường hợp viêm nặng có thể gây viêm da thì một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng viêm corticoid
+) Thuốc chống suy hô hấp, hạ huyết áp phòng suy tim mạch trong trường hợp nặng như Epiephrin.
Chú ý dùng theo hướng dẫn bác sĩ để biết phù hợp với đối tượng sử dụng, thận trọng với các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cho con bú, người cao tuổi.
- Sinh hoạt chăm sóc hợp lý
– Không gãi ngứa sẽ gây tổn thương da, dễ bị viêm loét
– Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các chất kích ứng
– Tránh ra nguyên nhân gây dị ứng, dị ứng thức ăn do rất nhiều loại thức ăn khác nhau tùy vào cơ địa. Do đó khi bị dị ứng thức ăn cần lưu ý loại thức ăn gây ra phản ứng dị ứng phòng ngừa bệnh quay trở lại.
! Lưu ý: Sau khi tiến hành chăm sóc điều trị bệnh dị ứng thức ăn nhưng không mang lại hiệu quả thì cần chuyển ngay bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt giúp loại bỏ bệnh dị ứng hoàn toàn.
→ Xem thêm bài viết: Đề phòng nguy cơ dị ứng nổi mề đay từ thực phẩm
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!