Nên làm gì khi bị dị ứng côn trùng cắn

Côn trùng là loài động vật nhỏ bé, để sinh tồn thì rất nhiều loại côn trùng có chứa độc tính, chất độc được phóng ra khi bị đe dọa nguy hiểm.

Chắc bạn còn nhớ vào tháng 10/2016, nạn kiến ba khoang tấn công nhà người dân Hà Nội, đâu đâu cũng thấy kiến ba khoang và khi vô tình bị chúng cắn khiến da bị bỏng rộ, dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa, có mủ ngoài da, nặng hơn có thể nhiễm trùng dẫn tới tử vong. Không chỉ có kiến ba khoang mà trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta có thể tiếp xúc với vô số loài côn trùng khác nhau như: Kiến, sâu bọ,  bướm, nhện, rết, ong, con muỗi, bọ chét… Nên việc cấp thiết là mọi người nên trang bị cách xử lý khi bị côn trùng cắn, hiểu và sử lý kịp thời sẽ hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Nhận biết khi da bị côn trùng cắn gây dị ứng

Vô tình bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với côn trùng có độc trong lúc bạn không để ý khiến bạn bị dị ứng. Khi chất độc của côn trùng được tiên vào người qua da, cơ thể hệ thống miễn dịch của mỗi người sẽ giải phóng chất trung gian histamin tiêu diệt tác nhân lạ, chính chất này cũng khiến cơ thể bị ngứa, nổi mẩn đỏ dưới da.

Triệu chứng dị ứng côn trùng cắn

Tổn thương do côn trùng cắn gây viêm mủ, sưng đỏ tại chỗ 

Với những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì phản ứng này có thể mạnh mẽ, nguy hiểm hơn người bình thường. Tuy nhiên vẫn còn tùy vào độc tính có trong côn trùng mà xuất hiện các dấu hiệu dị ứng côn trùng cắn. Một số dấu hiệu băt gặp khi côn trùng cắn như:

  • Với độc tính nhẹ: Da bị châm chích, đỏ tấy da, sưng phù và đặc biệt là ngứa da, côn trùng độc tính nhẹ thì sau 1-2 ngày là sẽ hết.
  • Với độc tính mạnh: Ngay khi bị côn trùng có độc mạnh cắn sẽ xuất hiện một số phản ứng nghiêm trọng hơn như:

             + Ngứa da, nổi sẩn, sưng da tại vùng cắn hoặc khắp cơ thể 

             + Viêm loét ngoài da, có mủ 

             + Rối loạn tiêu hóa, buôn nôn, nôn, chóng mặt 

             + Gây suy hô hấp, tụt huyết áp

              + Nặng có thể hôn mê tử vong 

Cách xử lý khi bị dị ứng côn trùng cắn

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng côn trùng thì mọi người nên tìm cách điều trị ngay, tránh tổn thương da nặng hơn.

∇  Cách giảm độc tính khi côn trùng cắn trong trường hợp nhẹ

Rửa sạch vết thương côn trùng cắn dưới vòi nước để loại bỏ bớt độc côn trùng

  • Sơ cứu bước đầu: Rửa sạch vết thương với nước lạnh làm sạch các chất độc còn bám bên ngoài da. Tuyệt đối không dùng tay nắn, ấn mạnh sẽ làm độc tính lan sâu hơn vào da gây tổn thương rộng hơn.
  • Thuốc bôi: Dùng thuốc dạng kem bôi lên vết thương giảm đau, chống sưng viêm như kem Calamine hay kem hydrocortisone.
  • Thuốc  uống: Dùng thuốc kháng histamin điều trị giảm ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân. Với vết chích cho triệu chứng tại chỗ thì có thể dùng thuốc antihistamines. Hoặc trong trường hợp đau nhức thì nên ống thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil , Motrin).

∇ Cần đưa ngay tới bệnh viện trong trường hợp 

Côn trùng có độc tính mạnh cắn gắn ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Đặc biệt thận trọng với các loại côn trùng như rết, bọ cạp, nhện độc… Nên đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nhện độc cắn không sử lý đúng có thể gây tử vong

  • Phát dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân
  • Phù niêm mạc họng, lưỡi sưng, mắt sưng
  • Tụt huyết áp, ngất
  • Vết cắn chảy máu nhiều và có một số dấu hiệu viêm nhiễm

Côn trùng cắn không thể xem thường được, vì rất nhiều loại côn trùng có độc tính mạnh có thể gây tử vong trong một thời gian ngắn  nên không thể xem thường được. Tránh khinh xuất trong một số trường hợp khiến chất độc côn trùng xâm lấn tới nội tạng sẽ không chữa được, bệnh nhân có thể tử vong.

-> Xem thêm bài viết liên quan:

Bình luận

Nên làm gì khi bị dị ứng côn trùng cắn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn