Dị ứng khi ăn cá ngừ và cách xử lý nhanh chóng

Hải sản nói chung và cá ngừ nói riêng được liệt vào danh sách những món ăn dễ gây dị ứng hàng đầu, rất nhiều người gặp phải. Trong khi đó cá ngừ lại là món ăn rất quen thuộc và phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt do đó việc chủ động phòng tránh tình trạng dị ứng da là rất cần thiết. Nhất là đối với những người thường xuyên bị dị ứng mà không rõ nguyên nhân do đâu? Hiện tượng dị ứng khi ăn cá ngừ và cách sử lý nhanh chóng đơn giản là thông tin mà chúng tôi muốn lưu ý gửi tới mọi người trong việc tự bảo vệ sức khỏe của mình. 

Hình ảnh cá ngừ

Hình ảnh nhận biết cá ngừ 

Cá ngừ là loài cá nước mặn sống tại đại dương khu vực biển ẩm, thuộc họ cá bạc má. Trong cá ngừ có nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất khoáng và omega 3… Nguồn dinh dưỡng dồi dào cá ngừ không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn có nhiều tác dụng tốt như: giúp sáng mắ, giảm oxy hóa cơ thể, giảm nguy cơ xơ vỡ động mạch, hạn chế các bệnh về tim mạch.  Được dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.

Vì sao ăn cá ngừ lại bị dị ứng?

Không phải ai khi ăn cá ngừ cũng bị ứng, nhưng đa số những người có cơ địa nhạy cảm đều có khả năng bị di ứng cá ngừ cao hơn các nguyên liệu khác.

Lý do được xác định là do trong thịt cá ngừ có chứa protein lạ, khi ăn vào cơ thể cơ thể không nhận tính hiệu của loại protein này nên thay vì hấp thu dinh dưỡng thì cơ thể sẽ tạo ra phản ứng tự động đào thải chất này ra ngoài cơ thể. Phản ứng đào thải này vô tình sản sinh ra chất trung gian kháng histamin chính chất này khi giải phóng ra ngoài cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng cá ngừ như nổi mẩn ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tụt huyết áp. Hay trường hợp dị ứng nặng hơn có thể gây khó thở, phù nề da, viêm sưng và nguy hiểm nhất là sốc phản vệ gây tử vong.

Biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa khi dị ứng cá ngừ

Biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa khi dị ứng cá ngừ

⇒ Như vậy, mặc dù cá ngừ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, cung cấp omega 3 chống quá trình oxy hóa hay cung cấp vitamin bồi bổ sức khỏe. Nhưng khi ăn cá ngừ vẫn nên thận trọng nguy cơ hình thành bệnh dị ứng. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa thì càng nên thận trọng với hiện tượng dị ứng này.

Ngoài cá ngừ thì một số hải sản sản khác gây dị ứng có cơ chế tương tự mà bạn nên cảnh giác như: Tôm, cua, cá nục, cá trích, hàu, mực, ….

Cách xử lý khi bị dị ứng cá ngừ nhanh chóng

Ngay khi ăn cá ngừ xong thấy xuất hiện các triệu chứng như : ngứa da, nổi mẩn đỏ, phù da, buồn nôn, nôn  và bị rối loạn tiêu hóa cần ngừng ăn cá ngừ ngay. Bên cạnh đó cần tiến hành áp dụng một số biện pháp điều trị dị ứng cá ngừ nhanh chóng đúng cách khỏi bệnh sớm.

Theo thông tin bác sĩ cung cấp thì xử lý cá ngừ nên dùng các cách sau:

Bước 1: Xử lý bước đầu 

  • Cần nôn hết thực phẩm sau khi bùng phát dị ứng. Việc này giúp loại bỏ cá ngừ chưa tiêu hóa trong dạ dày tiếp tục gây phản ứng dị ứng, làm trầm trọng bệnh hơn. Đặc biệt là giảm nguy cơ phản ứng dị ứng mạnh gây sốc phản vệ.

Uống nước nhiều giảm bệnh dị ứng cá ngừ

Uống nước nhiều giảm bệnh dị ứng cá ngừ

  • Uống nước nhiều tăng cường đào thải chất gây dị ứng ra ngoài qua đường thận, giảm tình trạng dị ứng.
  • Không gãi ngứa, vì càng gãi sẽ càng ngứa gây tổn thương da.
  •  Trường hợp nhẹ thì có thể khỏi ngay sau đó mà không cần điều trị.

Bước 2: Áp dụng cách điều trị giảm bệnh 

Nếu trường hợp xử lý bước đầu nhưng không thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm, thậm chí các dấu hiệu tiến triển nặng hơn thì người bệnh nên tiến hành áp dụng một số biện pháp điều trị giảm bệnh tích cực như:

  • Áp dụng thảo dược thiên nhiên 

Một số thảo dược thiên nhiên có khả năng chống dị ứng hay dùng như: lá đơn đỏ, lá khế, cây kinh giới, mướp đắng, lá hẹ…. giảm ngứa trị dị ứng rất tốt. Trường hợp nhẹ hoàn toàn có thể tận dụng cách chữa này giúp giảm bệnh. Có thể tìm hiểu chi tiết cách dùng các Cách trị ngứa da bằng các thảo dược thiên nhiên đơn giản ngay đây.

  • Áp dụng thuốc tây y 

Thuốc điều trị bệnh dị ứng cá ngừ

Sử dụng các thuốc  tây y giảm nhanh các triệu chứng dị ứng chủ yếu là dùng thuốc kháng histamin. Căn cứ vào từng trường hợp cơ địa và tính chất công việc các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamin thế hệ 1 hoặc thế hệ 2 áp dụng điều trị. Dùng thuốc tây trị bệnh không nên tự ý dùng tùy tiện bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nên mọi người tuyệt đối không nên dùng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bệnh tiến triển phức tạp thì nên tới bệnh viện điều trị, giảm nguy cơ bị sốc phản vệ do dị ứng cá ngừ có thể xuất hiện.

-> Xem thêm bài viết liên quan:

Bình luận

Dị ứng khi ăn cá ngừ và cách xử lý nhanh chóng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường xuyên nổi mề đay vào buổi tối và cách xử lý

Thận trọng các biến chứng khó lường của bệnh mề đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn