Cách đối phó với dị ứng mẩn ngứa do phấn hoa lúc giao mùa
Dị ứng là bệnh cơ địa nên không thể chữa khỏi hoàn toàn được, do đó cần xác định việc sống chung với lũ bằng cách phòng ngừa từ sớm. Phấn hoa là một tác nhân rất hay gặp gây bệnh dị ứng do đó với cách đối phó với dị ứng mẩn ngứa do phấn hoa lúc giao mùa dưới đây sẽ giúp những người có cơ địa nhạy cảm ứng phó tốt với căn bệnh này.
Đối phó với dị ứng mẩn ngứa do phấn hoa
Ngay khi gặp phải các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa do phấn hoa gây ra như: ngứa mũi, nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân, chảy nước mũi, cần có biện pháp đối phó ngay với dị ứng mẩn ngứa do phấn hoa sớm, giảm tác hại của bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.
-> Click xem thêm: Thuốc và cách chữa trị dị ứng da tốt nhất
Một số biện pháp khắc phục triệu chứng dị ứng phấn hoa
- Dùng thuốc tây y:
Thuốc kháng histamin được sử dụng để giảm phản ứng dị ứng, ngăn chặn các triệu chứng dị ứng phấn hoa bùng phát. Một số thuốc kháng histamin được chỉ định khi dị ứng như: thuốc cemitizin, clorapheniramin, loratadin… Ngoài nhóm thuốc chống dị ứng thì thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm corticoid cũng được chỉ định trong trường hợp xảy ra triệu chứng đi kèm.
Lưu ý: Dị ứng phấn hoa có nhiều trường hợp nặng nhẹ khác nhau tùy vào cơ địa nên việc dùng thuốc cần tuân thủ dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc sẽ đối mặt với tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây y.
- Mẹo dân gian chữa dị ứng phấn hoa
– Uống một ly nước chanh ấm và mật ong mỗi này sẽ giúp cân bằng hệ miễn dịch, giảm kích ứng cơ thể loại bỏ các dấu hiệu bệnh dị ứng.
– Khoai tây tươi đem nghiền thành bột rồi thoa lên vùng da bị ngứa nổi mẩn do dị ứng phấn hoa gây ra sẽ làm dịu các triệu chứng của bệnh khá nhanh. Mát da, còn có tác dụng làm khỏe da rất tốt.
– Uống nước thảo dược như: lá khế, cây kinh giới, kim ngân hoa, liên kiều, trà xanh, hoa atiso… Nấu nước uống giúp giảm kích ứng từ bên trong cơ thể khá tích cực.
Dị ứng mẩn ngứa do phấn hoa lúc giao mùa – Phòng ngừa
Thời điểm giao mùa được xác định là có nguy cơ mắc phải bệnh dị ứn cơ địa gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Và thời điểm giao mùa còn khiến trăm hoa nở rộ, phấn hoa có thể bay khắp nơi trong không khí nên những người bị dị ứng phấn hoa càng có nguy cơ mắc bệnh hơn. Lời khuyên chân thành là bạn nên chủ động phòng ngừa tích cực bằng cách sau:
- Tránh thời điểm phấn hoa có nhiều trong không khí: Vào thời điểm từ 5h tới 10 giờ sáng là lúc phấn hoa có nhiều trong không khí nhất. Thời điểm này bụi phấn bay khắp nơi trong không khí do hoa thường nở vào giờ này. Vậy nên khoảng thời gian này khi ra ngoài nên chủ động dùng khẩu trang , che chắn thích hợp hạn chế hít phải phấn hoa gây dị ứng hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời.
- Có lướt lọc bụi tại các cửa sổ hoặc đóng cửa sổ tránh để bụi phấn hoa bay vào nhà.
- Nên có máy lọc không khí cho sạch để làm sạch không khí, giảm tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.
- Không phơi ở những nơi có nhiều cây hoa tránh khuếch tán phấn hoa vào nhà.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ dị ứng.
- Tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung hàm lượng rau xanh, nhiều vitamin và rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe chống lại tác nhân gây dị ứng.
Dị ứng phấn hoa là bệnh hay xảy ra vào thời điểm giao mùa, nên cần chủ động phòng ngừa vào mỗi thời điểm có nguy cơ cao này. Thực hiện các biện pháp phòng và điều trị dị ứng phấn hoa ở trên để trị dứt điểm bệnh hoàn toàn nhé!
-> Tham khảo phân tích chi tiết về: Dị ứng phấn hoa – Cách chữa trị và phòng ngừa
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!