Thuốc và cách chữa trị dị ứng da tốt nhất

Trước vô vàn kiểu làm đẹp da hiện nay như tắm trắng bằng hóa chất, nhuộm tóc, mỹ phẩm hay môi trường ô nhiễm… đã làm cho bệnh dị ứng da xuất hiện ngày một nhiều hơn.  Thế nên, những chia sẻ tích cực về cách chữa trị dj ứng da từ bác sĩ da liễu dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ bệnh dị ứng da là gì? cũng như cách xử lý đúng cách khi gặp phải bệnh này.

!!! Thực  trạng đáng báo động dùng thuốc trị dị ứng da

Với suy nghĩ bệnh dị ứng da là một bệnh nhẹ không mấy nguy hiểm nên khi bị bệnh thói quen tự ý chuẩn đoán mua thuốc về điều trị là không hiếm nữa. Nhiều người còn dự trữ sẵn thuốc để khi phát bệnh hay mẹ mua sẵn thuốc về điều trị dị ứng da cho con em. Sẽ thật là sai lầm khi không biết tới mức độ nguy  hiểm, rủi ro tiềm tàng từ việc tự ý dùng thuốc mà ít ai biết tới.

dị ứng da

Phải kể tới trường hợp cháu Nguyễn Thanh T, 3 tuổi  sống tại Yên Bái. Năm 2011, mẹ của em thấy con bị dị ứng da ngứa nổi mẩn đỏ khắp người. Vì trước đây chị A mẹ của cháu từng bị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng da và đang còn thuốc dùng chưa hết nên cho cháu Nguyễn Thanh T uống. Do trong liều thuốc mẹ cháu cho uống có chứa thuốc không dành cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi nên ngay sau khi dùng thuốc cháu bị sốc và bị co giật. Nhờ đưa cháu tới bệnh viện kịp thời mà cháu đã qua khỏi cơn nguy kịch. 

* Hay trường hợp của Chị Trương Thị H. Lâm Đồng: Chị đã tự ý dùng thuốc trị dị ứng da nhưng gặp phải phản ứng dị ứng với thuốc làm bệnh dị ứng nặng hơn, tụt huyết áp và hôn mê. Nhờ gia đình phát hiện sớm nên chị đã qua khỏi lưỡi hái tử thần. 

=>> Bạn thấy đó!!! Có vô số trường hợp tự ý dùng thuốc chữa trị dị ứng da hiện nay do thói quen, nhưng tốt nhất nên bỏ ngay lối suy nghĩ dùng thuốc vô tội vạ này. Bởi thuốc tây y cũng như ” con dao 2 lưỡi” có thể chữa bệnh và cũng có thể làm bệnh ngày một nặng hơn.

Sử dụng thuốc chữa trị dị ứng da như thế nào là đúng?

Được bác sĩ Bệnh viện Y Dược TP. HCM cố vấn tư vấn rõ về thuốc chữa bệnh dị ứng da an toàn nên một vài thông tin mà người bệnh cần cập nhập tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn khi dùng thuốc. Các loại thuốc tây hiện nay đang được bác sĩ chỉ định dùng trị bệnh dị ứng da nhiều như:

  • Điều trị giảm ngứa bôi ngoài: 

♦ Thuốc Phenergan Cream: Có tác dụng giảm ngứa, ngứa nổi mẩn sần da, giảm kích ứng da, làm mát da. Thường được chỉ định dùng trong trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa, côn trùng đốt, bỏng da do cháy nắng.

♦ Thuốc Mentol 1%: là thuốc dạng kem có tác dụng giảm đau tại chỗ, giảm kích ứng da.

♦ Thuốc Mỡ corticoides: Một số trường hợp bị dị ứng diện rộng gây tổn thương da nặng, nhờ tính chất kháng viêm mạnh, giảm sưng. Tuy nhiên đây là loại thuốc đang được hạn chế sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, viêm da nặng, mụn trứng cá… Do đó dùng thuốc còn tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng.

  • Điều trị bệnh dị ứng da bằng thuốc uống ( chủ yếu là thuốc kháng histamin ) 

♦ Thuốc Chlorpheniramin:

thuốc trị dị ứng da

Thuốc có tác dụng chống dị ứng, dùng trị các bệnh dị ứng, viêm mũi, nổi mề đay mẩn ngứa. thận trọng khi dùng cho những người mắc bệnh phổi, suy hô hấp phụ nữ có thai và cho con bú hay không dùng cho người vận hành máy móc vì thuốc gây buồn ngủ.

♦ Thuốc Loratidine:

cách trị dị ứng da

Nằm trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1, có tác dụng trị các triệu chứng phản ứng dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa gây ra. Thuốc chuyển hóa qua gan bởi hệ thống men cytochrome P450 nên không dùng cho những người bị suy gian, trẻ nhỏ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc này thường cho tác dụng chậm hơn so với các thuốc kháng histamin thế hệ 2.

♦ Thuốc Fexofenadin:

thuoc-tri-di-ung-da-2

Đây là thuốc được chuyển hóa từ hoạt chất của terfenadin  nên có tác dụng khá dài, không chuyển hóa qua gan nên ít gây tương tác thuốc và dùng cho nhiều đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Một số thuốc kháng histamin khác như: Citirizine, loratin, dometin, Desloratidin…

♥ Lời khuyên bác sĩ khi dùng thuốc: 

Trên đây là những loại thuốc hay dùng điều trị bệnh dị ứng da, song không phải trường hợp nào người bệnh cũng áp dụng dùng 1 loại thuốc. Để dùng thuốc hiệu quả cần nhớ:

  • Phối hợp thuốc phù hợp với từng mức độ của bệnh theo hướng dẫn bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc phối hợp thuốc dẫn tới tương tác thuốc gây hại cho cơ thể người dùng thuốc.
  • Chỉ định thuốc chữa trị ứng da phù hợp với công việc vì thuốc thế hệ 1 thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Tránh dùng cho trường hợp vận hành máy móc, người cần tỉnh táo.
  • Chuẩn đoán đúng bệnh trước khi dùng thuốc.

Một số biện pháp khác điều trị dị ứng da hiện nay

1/ Biện pháp miễn dịch liệu pháp

Phương pháp miễn dịch liệu pháp dựa trên cơ chế chiết xuất chất gây dị ứng tinh khiết, sau đó được chuyển tiêm ngừa vào cơ thể một thời gian tiêm khoảng 1 vài năm cơ thể sẽ hình thành phản ứng chống lại với tác nhân gây dị ứng da.

◊ Áp dụng cho những trường hợp:

  • Bị dị ứng da dạng nặng
  • Không đáp ứng bằng thuốc trong điều trị

2/ Áp dụng tiêm Epinephrine khẩn cấp

Trường hợp bị dị ứng da nặng gặp phải các triệu chứng cấp tính như uy hô hấp, tụt huyết áp, phù da các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 1 mũi epinephrine để làm thuyên giảm các triệu chứng nặng. Ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Trường hợp này chỉ sử dụng khi được chuẩn đoán bệnh rõ ràng và tiến hành dựa trên bác sĩ có chuyên môn.

3/ Tận dụng mẹo dân gian chữa trị dị ứng da

Dân gian có rất nhiều cách  chữa trị dị ứng da tận dụng bằng những nguyên liệu thiên nhiên. Quá lẽ khi nhắc tới khổ qua, bí đao, trà xanh, hoa cúc, mật cá bạn sẽ không cảm thấy xa lạ gì? nên áp dụng cách này tại nhà cũng khá tiện lợi mà mọi người có thể thử:

♦ Đã thử cách chữa dị ứng da bằng mướp đắng với mật cá trắm đen chưa? 

Cách chữa dị ứng da từ mướp đắng cùng các vị thuốc tren giúp giải độc, mát gan, giải độc tố cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng da nhanh. Học thử theo dân gian hay dùng như:

  • Cần dùng: 1 mật của cá trắm đen, 100g thịt quả mướp đắng, cây cải dầu 30g.
Cách chữa trị dị ứng da tốt nhất
Trị dị ứng da bằng mướp đắng với mật cá trắm đen
  • Cách dùng: Lấy mướp đắng đem sấy khô, tán thành bột mịn, cây cải dầu rửa sạch giã nát. Sau đó bạn trộn bột mướp đắng với dịch mật cá trắm đen và cải dầu với nhau cho thật đều. Dùng 1 phần hỗn hợp đắp lên vùng da bị dị ứng để khoảng 1- 2 giờ thì rửa sạch lại với nước. Phần còn lại cho vào tủ lạnh dùng dần, ngày dùng 2 lần. Liên tục khoảng 3 ngày liên tiếp là các triệu chứng dị ứng thuyên giảm rõ rệt.

♦ Thế còn cách chữa dị ứng da bằng vỏ bí đao thì sao? 

Mẹo này  có tác dụng thanh nhiệt, trừ gió phong, cải thiện các triệu chứng dị ứng da khá hay, dân gian thường tận dụng thêm bí đao với một số thảo dược khác để ngăn chặn cơn dị ứng bùng phát như sau:

  • Cần phối hợp: Lấy khoảng 30g vỏ bí đao, hoa cúc vàng phơi khô 10g, thược dược đỏ 12g, mật ong vừa đủ.
cách chữa dị ứng da
Trị dị ứng da bằng vỏ bí đao và dược liệu khác
  • Cách tận dụng: Rửa sạch các dược liệu trên rồi cho vào nồi, đổ khoảng 1,3 lít nước vào đun sôi khoảng 25 phút. Sau khi đun vừa đủ thì lấy ra, rót vào ly, thêm khỏng 1/2 thìa mật ong vào uống đều đặn mỗi ngày. Bình quân ngày  dùng 2 lần. Liên tiếp khoảng 3-4 ngày là khỏi bệnh.

Còn rất nhiều bài thuốc trị dị ứng da khác từ thiên nhiên như: đu đủ, gừng tươi, chè xanh , cam thảo, giấm gạo, táo chua, hoa quế…. Các dùng tương tự như 2 bài thuốc hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên việc áp dụng bài thuốc dân gian trị dị ứng da vẫn còn nhiều mặt hạn chế đó là chỉ cho tác dụng trị bệnh tức thời, hiệu quả trị bênh chưa được xác định rõ, phụ thuộc nhiều.

Bằng những phân tích rõ ràng trên đây tin chắc bạn sẽ tự mình đưa ra được biện pháp điều trị thích hợp nhất!

Có thể bạn quan tâm

Ẩn

Bình luận

Thuốc và cách chữa trị dị ứng da tốt nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Tốt

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn