Dị ứng thời tiết khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ai có kinh nghiệm sinh nở xin tư vấn giúp trường hợp của em về việc bị dị ứng thời tiết khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không vậy ạ.
” Trước đây em từng có tiền sử mắc bệnh dị ứng thời tiết, mỗi khi thời tiết thay đổi vào mùa đông lạnh giá da em thường bị nổi mẩn, ngứa toàn thân. Chỉ có thể hạn chế bằng việc mặc ấm và uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Và cứ thế những đợt rét đậm rét hại là y rằng bệnh dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa tái phát, vào thời điểm khác trong năm thì em không bị nữa.
Hiện tại em đang mang thai ở tuần thứ 18, mùa đông lạnh làm căn bệnh dị ứng thời tiết lại bùng phát, mấy nay người em cứ nổi mẩn ngứa da, đêm mặc ấm và đắp chăn kín nhưng hễ bước ra ngoài là da em cứ bị ngứa nổi mẩn đỏ. Bản thân em từng bị căn bệnh này nên biết bệnh không ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe, nhưng do đang mang thai nên khi bị dị ứng thời tiết em lại sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Không biết làm sao nữa, rất mong mọi người tư vấn giùm em với ạ. ”
( Lê Phương Thảo, Bà Rịa- Vũng Tàu )
[ Tư vấn bạn đọc:]
Chào bạn, dị ứng thời tiết trong thời kỳ mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào trong giai đoạn này cũng hiểu rõ những tác hại của bệnh dị ứng gây ra.
-> Bạn đọc nên biết: Bệnh dị ứng thời tiết khi mang thai – Những điều cần nhớ
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm với nhiệt độ, những thay đổi thời tiết bên ngoài. Thường mang yếu tố di truyền cơ địa gây nên, và trong thời kỳ mang thai nguy cơ xảy ra di ứng cao hơn do trong giai đoạn này cơ địa của người mẹ có nhiều thay đổi, khá nhạy cảm với môi trường xung quanh.
Dị ứng thời tiết có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Dị ứng thời tiết thường gây nên những triệu chứng như nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, người mệt mỏi, da nổi mẩn đỏ, sưng phù da. Vùng da xuất hiện thường là da mặt, da tay, chân sau đó mới lan da toàn thân.
Hầu hết các trường hợp bị dị ứng thời tiết không có gì nguy hiểm, chỉ gây ra cảm giác ngứa bứt dứt khó chịu làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ của người mắc phải. Còn đối với trường hợp mang thai bị dị ứng thời tiết thì các mẹ nên cẩn thận hơn, bởi sức khỏe của mẹ suy giảm đều ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của trẻ.
Chưa kể, việc ngứa do dị ứng thời tiết có thể làm tổn thương da, gây viêm nhiễm ngoài da, nặng có thể hình thành các bệnh phát sinh ngoài ý muốn như viêm da cơ địa, chèm bội nhiễm… Vậy nên tốt nhất không nên để dị ứng thời tiết kéo dài trong thời gian mang thai, cần có biện pháp khắc phục an toàn hiệu quả sớm, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Cách khắc phục dị ứng thời tiết khi mang thai
Trong giai đoạn mang thai tuyệt đối các mẹ không được tự ý sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện. Dù là thuốc bôi hay thuốc uống thì các mẹ cũng nên thận trọng vì tác dụng phụ của thuốc có thể tác động tới sức khỏe của mẹ và bé. Nghiêm trọng nhất là thuốc có thể đi qua nhau thai, tấn công vào thai nhi gây dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới con nhỏ về sau.
Do đó, cần tìm một cách điều trị dị ứng thời tiết khi mang thai an toàn, giảm nhanh triệu chứng dị ứng mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và mẹ. Gợi ý một số cách trị dị ứng cho mẹ bầu nên học hỏi như:
- Dùng thảo dược thiên nhiên:
Có thể tân dụng các cây thuốc từ thiên nhiên như: lá đinh lăng, ngải cứu, lá khế, lá lốt, hương nhu, cây kinh giới, lá đơn đỏ, trà xanh… Dùng các loại thảo dược này dùng chườm nóng hoặc nấu nước uống để chữa dị ứng thời tiết an toàn.
-> Tham khảo chi tiết cách dùng như sau: Kinh nghiệm chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt nhanh khỏi
- Thay đổi thói quen sinh hoạt:
– Giữ ấm cơ thể trong mùa đông, nhớ bịt kín khi tiếp xúc với tiết lạnh, che chắn cẩn thận vùng da mặt,t ay chân
– Chú ý ăn uống hợp lý, bổ sung các loại rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng chống lại phản ứng dị ứng.
– Không ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng dị ứng như hải sản, nhộng tằm, trứng gà sữa, hay uống chất kích thích như rượu bia cafe…
– Nên tập thể dục thể thao lành mạnh phù hợp cho mẹ bầu, tăng cường sức đề kháng cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.
Ngoài cách sử lý ở trên thì những trường hợp các mẹ lo lắng thì nên tới bệnh viện khám chữa ngay, theo dõi kịp thời không ảnh hưởng tới mẹ và bé. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!