Bệnh dị ứng thời tiết có lây không? Thắc mắc
Đã từng nhận được nhiều thắc mắc của mọi người về việc bệnh mề đay có lây không và chúng tôi đã liên hệ chuyên gia tư vấn rõ điều này trong những giải đáp trước đây. Tương tự vấn đề này, bài viết hôm nay chúng tôi muốn giải đáp thắc mắc cho một số người đang lo lắng không biết bệnh dị ứng thời tiết có lây không? Với những cơ địa nhạy cảm hoặc xung quanh mình có người mắc bệnh này thì nên biết để xử lí một cách tốt nhất.
Bệnh dị ứng thời tiết có lây không? – Không lây
Lời khẳng định không lây chính là đáp án cho thắc mắc này. Theo bác sĩ chuyên ngành da liễu giải thích về điều này thì được biết:
Bệnh dị ứng thời tiết thời tiết thường xảy ra do cơ địa, cơ địa nhạy cảm mang yếu tố di truyền từ những người ở thế hệ trước truyền lại cho người sau qua gen. Vì vậy mà những người có cả bố lẫn mẹ đều bị dị ứng thời tiết thì nguy cơ con sinh ra mắc phải bệnh dị ứng cao hơn những người bình thường. Di truyền cơ địa chiếm hơn 60%, do đó căn bệnh này cũng khó có thể được điều trị tận gốc hoàn toàn.
Tác nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thời tiết
Ngoài yếu tố cơ địa dị truyền gây bệnh dị ứng thời tiết ra thì người bệnh nên chú ý một số tác nhân khác cũng góp phần làm dị ứng thời thời tiết bùng phát nhiều hơn như:
- Đồ ăn thức uống: Sử dụng đồ ăn thức uống chứa nhiều thành phần là các chất dễ gây kích ứng da gây nổi mề đay dị ứng, tăng phản ứng dị ứng thời tiết.
- Ô nhiễm môi trường: Sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm đôc hại sẽ làm cho nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch tăng, phản kháng lại với tác nhân thời tiết giảm gây dị ứng thời tiết. Chủ động sinh sống trong điều kiện sạch sẽ đảm bảo ngừa bệnh dị ứng xảy ra.
- Dị ứng tiếp xúc: Tiếp xúc các chất hóa học trong môi trường sinh hoạt như nguồn nước ô nhiễm, tiếp xúc hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp…
Đây là những thủ phạm gây dị ứng thời tiết được thống kê, còn trường hợp dị ứng thời tiết có lây qua tiếp xúc hay không thì tính tới thời điểm hiện tại chưa có bất kì trường hợp nào gặp phải bệnh do tiếp xúc với người bệnh. Yếu tố cơ địa nên chỉ phát bệnh khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng là thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi.
Như vậy, những ai có suy nghĩ sai lần là bệnh dị ứng thời tiết lây nhiễm thì nên nhanh chóng thay đổi suy nghĩ. Tuyệt đối không kì thị, xa lánh người mắc bệnh dị ứng thời tiết chỉ vì những suy nghĩ thiếu hiểu biết này.
>> Cảnh giác: Bé hay bị dị ứng thời tiết về đêm – Mẹ nên làm gì?
Phòng ngừa dị ứng thời tiết xuất hiện
Nếu ai đó lo lắng mình có thể mắc bệnh dị ứng thời tiết do lây nhiễm thì cần dẹp bỏ ngay, thay vào đó hãy chủ động phòng ngừa điều trị bằng những phương pháp, thói quen chủ động như:
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, các đồ dùng cá nhân cần được vệ sinh thường xuyên ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa, chất kích ứng hóa học mạnh.
- Giữ ấm cơ thể hợp lý khi gặp thời tiết lạnh, nhớ giữ ấm cả vùng da mặt, tay chân những vùng này thường ít khi được che chắn cần thận .
- Không mặc quần áo quá chật hoặc mặc các chất liệu lông nhám, len sẽ làm tăng kích ứng gây ngứa da nổi mẩn đỏ.
- Giữ gìn môi trường sống phù hợp, cân bằng độ ẩm, giữ ấm cơ thể bằng các máy móc thiết bị hỗ trợ, giảm nguy cơ bùng phát dấu hiệu dị ứng thời tiết.
- Khám bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng của dị ứng thời tiết.
Thay đổi quan niệm để bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất.
Bấm đọc thêm >>
- Dị ứng thời tiết: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng bệnh
- Cách chữa da mặt bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!