Dị ứng hải sản và những điều ai cũng nên biết

Hải sản là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng đây cũng là thực phẩm có nguy cơ gây nên tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa rất nghiêm trọng. Bạn đang lo lắng về tình trạng dị ứng hải sản và không biết khắc phục bệnh như thế nào là hợp lý. Đừng quá lo lắng, hãy lưu lại những thông tin cơ bản về tình trạng dị ứng sản như nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp đối phó kịp thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe ngay đây. 

Cơ chế gây dị ứng hải sản

di-ung-hai-san

Dị ứng hải sản là do cơ địa phản ứng lại với một loại protein có trong một loại hoặc nhiều loại hải sản khác nhau. Các chất này qua đường tiêu hóa sẽ vận chuyển lên máu, sẽ bị các kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu tấn công. Sự kết hợp này làm vơ các tế bào bạch cầu, giải phóng chất trung gian histamin gây ra phản ứng dị ứng.

Một số loại hải sản có nguy cơ dị ứng cao như:

  • Tôm
  • Cua
  • Ghẹ
  • Hàu
  • Cá biển
  • Ngao, sò, ốc, hàu, hến ….

Dấu hiệu nhận biết dị ứng hải sản

Sau khi ăn hải sản thì khoảng vài phút hoặc vài giờ  tùy vào cơ địa người bệnh mà bệnh bùng phát. Xuất hiện ban đầu là biểu hiện ngứa ngoài da, ngứa da liên tục, mẩn ngứa, sưng đỏ da, phù nề phù da, niêm mạc , mắt ngứa sưng đỏ. Ngoài ra kèm theo một số chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, đầy bụng đầy hơi, tiêu chảy…
di-ung-hai-san-1
Nặng và ít gặp là tình trạng suy hô hấp, hôn mê, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trụy tim gây tử vong.

Nên làm gì khi bị dị ứng hải sản?

Ngay khi phát hiện tình trạng dị ứng hải sản với những biểu hiện kể trên người bệnh có thể tiến hành điều trị theo 2 cách mà nhiều người hay dùng đó là mẹo dân gian và dùng thuốc trị dị ứng da. Tiến hành điều trị cụ thể như sau:

→ Tiến hành trị: Dị ứng tôm và cách xử lý ngay tại chỗ

1/ Mẹo dân gian điều trị dị ứng hải sản

Dùng thảo dược, vị thuốc từ dân gian ứng dụng giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh dị ứng hải sản. Phương pháp này rất thích hợp dùng cho trường hợp bị dị ứng nhẹ, ít nguy hiểm. Các phương pháp điển hình hay dùng nhất mà bạn có thể biết.

 Untitled design (9)

  • Chanh quả: Chanh quả rất hữu dụng trong chữa dị ứng hải sản, nhờ tính chất thanh mát, giải độc, đào thải các chất gây dị ứng ra ngoài giúp cân bằng, ổn định cơ thể. Do đó ngay khi phát hiện dị ứng hải sản cần pha ngay 1 ly nước chanh tươi uống giảm bệnh.
  • Nước ép rau quả: Tương tự như chanh, bổ sung các loại nước ép giàu vitamin, khoáng chất và nguồn nước dồi dào sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng hải sản, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Gừng và mật ong: Pha một ly nước gừng mật ong để trung hòa PH trong dạ dày, làm dịu  cơn ngứa, dị ứng hải sản rất nhanh. Cả gừng và mật ong đều có tính ấm cải thiện bệnh nhanh. Pha 1 ly trà gừng mật ong sẽ là biện pháp hữu dụng giúp bạn cải thiện bệnh dị ứng hải sản càng sớm càng tốt.

→ Tham khảo:  Chia sẻ kinh nghiệm bị dị ứng hải sản phải làm sao?

2/ Thuốc điều trị dị ứng hải sản

Nếu bạn dùng các mẹo dân gian mà không thấy hiệu quả, hay các triệu chứng của bệnh nặng như ngứa nhiều, tiêu chảy cấp, đau bụng… thì lúc này cần dùng một số thuốc trị bệnh dị ứng hải sản nhanh như:

  • Thuốc kháng histamin: Các thuốc như: phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin…được chỉ định nhằm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngoài da, ngăn phản ứng dị ứng tiếp tục xảy ra.Có thể dùng uống hoặc tiêm truyền tùy vào cơ địa mỗi người.

Untitled design (10)

  • Thuốc Epinephrin: Đây là thuốc có vai trò nâng huyết áp, chống suy tim, trụy mạch cấp. Phải dùng sớm, tiêm nhanh trong vòng ít phút sau khi phản ứng dị ứng xảy ra. Dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, tăng tỷ lệ tử vong.
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Loại thuốc này cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị hen suyễn, lên cơn hen cấp. Có thể dùng thuốc thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hít (salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít. Khi dùng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc rối loạn tiêu hóa: Trường hợp bị dị ứng hải sản kèm theo tình trạng rối loạn tiêu hóa cần dùng các thuốc điều trị đi kèm là smectite intergrade, berberin, loperamid…

Các Dược sĩ và Bác sĩ sẽ cân nhắc từng trường hợp mà chỉ định dùng thuốc hợp lý giúp khắc phục điều trị bệnh khỏi sớm. Cảnh giác tìm hiểu tránh mắc phải sai làm khi dị ứng hải sản xuất hiện.

Bình luận

Dị ứng hải sản và những điều ai cũng nên biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn