Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da và cách chăm sóc

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay bị nổi mẩn đỏ trên da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu, quấy khóc và cào, gãi trên da gây xước và dễ bị nhiễm trùng. Tất cả các trường hợp phụ huynh nuôi con nhỏ chẳng may gặp phải tình huống này sẽ cảm thấy lo lắng và không biết nên làm gì để giúp bé khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn và đưa ra một số gợi ý hay để chữa trị bà chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nổi mẩn đỏ trên da hiệu quả. Các bạn hãy cùng tham khảo để áp dụng.

Biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da và cách chăm sóc
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da và cách chăm sóc

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là biểu hiện của trang thái sinh lý bình thường như mụn sữa, mụn kê nhưng cũng có thể là các bệnh dị ứng do nhiễm khuẩn gây nên. Nếu là trường hợp da nổi mẩn đỏ do nhiễm khuẩn thường có các triệu chứng như dưới đây, các mẹ cần biết cách nhận biết, phân biệt để có biện pháp xử lý và chữa bệnh kịp thời cho bé.

Trên da vùng má, đầu, mặt hay toàn thân bé xuất hiện những mụn nhỏ màu đỏ mọc rải rác hoặc thành từng đám.

Mụn có xu hướng lan rộng.

Vùng da xung quanh mụn có màu đỏ, các mụn nhỏ khi bị nhiễm khuẩn sẽ có đầu mủ xanh hoặc vàng.
Vùng da bị nổi mẩn đỏ thường bị thô ráp hơn, bề mặt bị lở loét, chảy nước sau đó đóng vảy. Nếu trẻ gãi nhiều có thể gây trầy xước và nhiễm trùng da.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên da kem theo ngứa luôn có cảm giác khó chịu. Bé sẽ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ, có thể bị nhiễm trùng do trầy xước tổn thương trên da.

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên da ở trẻ sơ sinh

– Nổi phát ban:

Trên da xuất hiện các nốt sần đỏ như muỗi đốt hoặc có thể thành từng đám, trên đầu sẩn có mủ hoặc nước. Bệnh không gây đau đớn cho trẻ và có thể tự biến mất sau đó khoảng 1 tuần nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn không nặn hoặc có các tác động nào khiến cho vùng tổn thương trên da bé bị trầy xước gây đau.

– Mụn kê, mụn sữa:

Đây là trạng thái sinh lý bình thường hay có ở nhiều trẻ sơ sinh, phổ biến nhất là trẻ sau 3 tuần tuổi. Trên da xuất hiện các sẩn nhỏ li ti hoặc trông giống như mụn trứng cá ở người lớn do trẻ bị phì đại tuyến bà hoặc do nhận hormone từ mẹ. Các mụn này sẽ bị biến mất sau đó vài tuần hoặc vài tháng nên không cần điều trị.

– Rôm sảy:

Là các mụn nhỏ li ti, mẩn đỏ nổi trên da bé khi thời tiết nắng nóng, thường xuất hiện ở lưng, cổ, tay, chân của bé. Bị rôm xảy khiến cho bé ngứa ngáy khó chịu. Mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.

– Chàm sữa, lác sữa:

Hiện tượng này hay còn gọi là viêm da cơ địa, thường gặp nhất khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhỏ, sau đó chuyển thành mụn nước, mụn nước vỡ ra gây khô da, nứt nẻ kèm theo ngứa. Nhiều trường hợp mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng, đóng vảy mủ. Bệnh có thể kéo dài cho tới khi trẻ 3 tuổi nhưng cũng có khi kéo dài mãi và thường hay tái phát.

– Dị ứng:

Trẻ bị dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông động vật, thay đổi thời tiết,… Trên da bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sau đó hình thành các mảng lớn như nổi mề đay gây ngứa và đau. Mụn nước xuất hiện nếu trẻ gãi nhiều sẽ dễ bị vỡ và gây nhiễm trùng, để lại sẹo.

– Hăm:

Là các mảng đỏ gây đau rát thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt trên cơ thể của bé như cổ, nách, háng do thường xuyên đóng bỉm, không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây hăm da.

BÀI LIÊN QUAN:

Cách xử lý và chăm sóc bé khi bị nổi mẩn đỏ trên da

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da và cách chăm sóc
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da và cách chăm sóc
  • Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên dùng sữa tắm loại dành riêng cho trẻ sơ sinh để sử dụng. Khi tắm cho bé nhớ thao tác nhẹ nhàng ở vùng da bị tổn thương để tránh cho da bị trầy xước. Sau khi tắm cho bé xong thì dùng khăn mềm sạch lau khô người cho bé và bôi kem dưỡng ẩm loại của bé.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng da loại dành riêng cho bé, tốt nhất là chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dịu nhẹ, an toàn khi sử dụng.
  • Tuyệt đối tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nổi mẩn đỏ như thức ăn lạ, thời tiết lạnh, côn trùng,… Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây dị ứng, tổn thương da.
  • Cắt móng tay cho trẻ, đeo bao tay sơ sinh để tránh trẻ gãi nhiều gây trầy xước da và nhiễm trùng.
  • Mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho bé. Nên chọn loại vải coton thấm mồ hôi, vải mềm, thoáng.
  • Thường xuyên thay tã cho bé, không nên quấn tã quá chặt.
  • Khi gặp các triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da bé, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp. Bạn không nên tự ý mua thuốc cho bé sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.
Ẩn

Bình luận

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da và cách chăm sóc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn