Bà bầu bị nổi mề đay – Cách xử lý an toàn nhất
Bệnh mề đay liên quan tới sức đề kháng của cơ thể, nên các đối tượng có hệ thống miễn dịch nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai sinh con, người bị bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch ( HIV/AIDS)… Trong đó đối tượng phụ nữ đang mang thai bị nổi mề đay là trường hợp cần theo dõi xử lý an toàn nhất để không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà sức khỏe của bé. Một số cách xử lý an toàn dành cho mẹ bầu mà bạn có thể tham khảo như sau:
Ảnh hưởng của bệnh nổi mề đay tới mẹ và bé
* Bệnh mề đay tác động lên bà bầu: Khi cơ địa của mẹ gặp phải tác nhân gây dị ứng từ môi trường và gây nên một số biểu hiện như ngứa, nổi mẩn đỏ nổi sẩn, sưng phù ngoài da tạo cảm giác khó chịu khiến người mẹ mất ăn mất ngủ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Trong trường hợp dị ứng nặng có thể gây tụt huyết áp, sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm tới tính mạng nếu như không kịp thời xử lý đúng cách.
* Ảnh hưởng bệnh mề đay tới thai nhi: Khi người mẹ bị mề đay do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Trường hợp này tác nhân gây bệnh có thể tấn công vào thai nhi thông qua nhau thai là ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nguy hiểm hơn có thể gây nên các dị tật như: dị dạng thần kinh trung ương, hệ thống xương khớp, hô hấp, tim mạch …
Chưa hết, thời điểm mang thai bị nổi mề đay trẻ còn có thể phải hứng chịu các tác dụng phụ từ thuốc trị dị ứng làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của trẻ nhất là 3 tháng đầu.
BẠN CÓ THỂ XEM THÊM:
Cách xử lý khi bà bầu bị nổi mề đay
Bà bầu bị nổi mề đay cần phải tiến hành các phương pháp điều trị đúng cách tránh những nguy hiểm tác động lên mẹ và thai nhi. Cần xử lý theo một số nguyên tắc như sau:
* Xử lý nổi mề đay bước đầu cho mẹ bầu
- Cần tìm ra nguyên nhân gây nổi mề đay từ đó cách ly hạn chế bệnh nghiêm trọng hơn
- Không được gãi ngứa để tránh viêm nhiễm xảy ra.
- Không được tự ý dùng thuốc: Đối với các mẹ bầu việc tự ý dùng thuốc sẽ để lại những hậu quả khôn lường, bởi hầu như thuốc tây y thường gây nên nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Không dùng đúng hàm lượng, chỉ định đúng đối tượng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
- Bổ xung các loại thực có nhiều vitamin C như cam, bưởi, táo, quyết…để củng cố hệ thống miễn dịch đẩy lùi bệnh mề đay một cách tự nhiên.
- Tắm rửa vệ sinh thay đổi thói quen lối sống sinh hoạt lành mạnh cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
* Cách điều trị nổi mề đay cho mẹ bầu
Sau khi áp dụng các bước xử lý ban đầu mà bệnh không thuyên giảm thì các mẹ có thể tham khảo các nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên. Cách này vừa giúp trị bệnh mà lại không hề gây nguy hiểm gì tới sức khỏe. Một số bài thuốc trị nổi mề đay dân gian mà mẹ bầu nên học hỏi cải thiện bệnh điển hình là dùng lá khế, cây kinh giới, trà gừng…
Áp dụng cây kinh giới trị nổi mề đay:
- Dùng chườm nóng ngoài da: Bài thuốc chườm nóng sẽ cho công dụng giảm ngứa nhanh tức thì như sau: Lấy 50g lá, thân, cành của cây kinh giời. Đem rửa sạch để ráo rồi sao nóng trên chảo Để khoảng 10 phút thì cho vào một chiếc túi vải hoặc khăn mỏng dùng chườm nóng trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay. Chườm cho tới khi nào các triệu chứng của bệnh giảm là được.
- Cách dùng trong trị nổi mề đay: Lấy 100g cây kinh giới đem rửa sạch cắt khúc tầm 3-4 cm. Cho vào nồi và cho nước vào đun, sắc lấy nước uống trong ngày sẽ giúp mát gan, giải độc tố, cải thiện bệnh nổi mề đay rất hiệu quả.
Cách này chỉ nên dùng trong một số trường hợp bà bầu bị nổi mề đay nhẹ. Còn trường hợp nặng thì nên tới bệnh viện khám nhờ bác sĩ tư vấn đề trị tránh gặp phải những rủi ro ảnh hưởng tới mẹ và bé. Chúc các bạn thành công!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!