Bé bị nổi mẩn ngứa phải làm gì ? Tư vấn BS
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng lại chưa tự giác được việc phòng và trị bệnh do vậy nên các bậc làm cha làm mẹ thường rất hoang mang lo lắng không biết khi bé bị nổi mẩn ngứa phải làm gì cho nhanh khỏi. Bác sĩ da liễu tư vấn cách xử lý khi trẻ bị nổi mẩn ngứa rất đáng quan tâm, những ai có con nhỏ nên lưu ý để biết cách xử lí đúng khi bé bị nổi mẩn ngứa.
Khi bé bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu?
Có thể nói đối tượng trẻ nhỏ chiếm tới 2/3 số người thường xuyên bị nổi mẩn ngứa mề đay. Lý giải việc vì sao trẻ thường xuyên bị nổi mẩn ngứa được xác định là do các yếu tố như:
- Do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm hơn người lớn, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Do vậy nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công gây phản ứng sản sinh ra chất trung gian gây ngứa nổi mẩn ngứa.
- Da non yếu: Da trẻ mong manh và nhảy cảm hơn rất nhiều so với ngườ người trưởng thành. Vì lí do này mà những tác nhân gây nổi mẩn ngứa ( bụi bẩn, lông động vật, tiếp xúc hóa chất, nước bẩn, vi khuẩn, vi nấm, dị ứng thực phẩm… ) dễ dàng gây tổn thương da và gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa mề đay trên da.
- Làn da của trẻ có thiên hướng khô hơn nên dễ bị kích ứng ngứa hơn người lớn.
- Do bệnh về gan: Trẻ nhỏ có thể mắc phải các bệnh về gan do di truyền hoặc lây nhiễm (viêm gan A, B , C …) làm cho chức năng gan suy giảm, đào thải chất độc kém dễ sinh hư tổn ngoài da gây ngứa.
Vậy bé bị nổi mẩn ngứa phải làm gì ?- Bác sĩ trả lời
Ngày nay chất lượng y tế chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao, những thông tin về bệnh cần được phổ biến rộng rãi hơn giúp mọi người tự phòng ngừa bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Nhất là các bà mẹ càng cần chăm sóc sức khỏe trẻ đúng cách giúp trẻ sinh trưởng và phát triển bình thường. Trường hợp bé bị nổi mẩn ngứa cần phải tiến hành một số biện pháp chăm sóc điều trị như sau:
* Chăm sóc trẻ bước đầu
- Không cho trẻ gãi ngứa tránh gây thương tổn ngoài da tăng khả năng viêm nhiễm.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh nhằm giảm cảm gác ngứa tức thời ngoài da, khiến trẻ ổn định tâm lí. Có thể dùng một đá lạnh chườm lạnh hay chườm nóng bằng nước nóng, thảo dược lá kinh giới, la khế, lá lốt…
- Không rửa nước lạnh hoặc bật quạt mạnh tránh phong hàn xâm nhập làm tăng cơn ngứa nặng hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
* Cách điều trị bằng thuốc
Nếu trường hợp xử lí bước đầu mà sau thời gian ngắn không khỏi mà kèm theo một số triệu chứng khác như trẻ khó thở, tụt huyết áp, mệt mỏi, mất sức … Lúc này cần cho trẻ điều trị bằng thuốc ngay lập tức theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng sốc phản vệ dẫn tới tử vong.
Hiện nay một số loại thuốc thường dùng điều trị cho bé chủ yếu là các thuốc kháng histamin H2. Với công dụng giảm ngứa nhanh, dứt phản ứng khỏi bệnh nhanh. Các thuốc bao gồm: Loratadin, Clopheniramin…
Lưu ý: Đối tượng là trẻ nhỏ nên khi dùng thuốc điều trị cần hết sức thận trọng. Nên cân nhắc độ tuổi, hàm lượng dùng theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn tránh tình trạng dị ứng mẫn cảm với thuốc.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!