Cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay tại nhà
Trong thời gian nuôi con nhỏ bà mẹ nào cũng muốn hạn chế đối đa việc cho trẻ sử dụng thuốc. Bởi thuốc luôn có 2 mặt và sức đề kháng của trẻ còn yếu nên lạm dụng thuốc dẫn tới nhiều nguy cơ khá nguy hiểm. Do vậy nên khi trẻ bị nổi mề đay các mẹ thường hoang mang không biết nên làm thế nào để khác phục bệnh nổi mề đay tại nhà nhanh mà không cần dùng thuốc. An tâm nhé các mẹ sau đây chuabenhmeday.net sẽ tổng hợp một số cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay tại nhà cực kì đơn giản mà các mẹ có thể nhanh tay áp dụng, đẩy lui bệnh mề đay cho bé.
Trẻ nhỏ bị nổi mề đay do đâu?
Đối tượng trẻ nhỏ chiếm tới gần 2/3 số người thường xuyên bị nổi mề đay mẩn ngứa. Đi tìm nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng nổi mề đay ở trẻ sẽ giải thích vì sao đối tượng này thường bị mề đay. Qua tìm hiểu một số yếu tố được cho là có khả năng gây bệnh nổi mề đay ở trẻ như:
- Do cơ địa: Cơ địa của trẻ quyết định tới 70% các trường hợp xảy ra bệnh dị ứng nổi mề đay. Thường cơ địa nhạy cảm bắt nguồn từ hệ thống miễn dịch hay có liên quan tới yếu tố di truyền trong gen.
- Do tuổi tác: Các nhà nghiên cứu nhận thấy trẻ nhỏ có khả năng tăng tiêt kháng thể IgE, đây được cho là tác nhân gây nên phản ứng dị ứng. Do vậy nên thường thấy lứa tuổi trẻ nhỏ thường dễ bị dị ứng hơn và khi trưởng thành tầm xuất dị ứng nổi mề đay thường thuyên giảm.
- Do thực phẩm: thực phẩm có chứa các prcotein lạ làm cơ địa của trẻ dễ tạo ra phải ứng kháng lại thuốc gây bệnh dị ứng ngứa. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: tôm, cá, cua, ốc, thịt bò, gà, nhộng tằm, sữa, trứng…
- Thời tiết: nóng lạnh thay đổi làm cơ địa không kịp thích ứng gây dị ứng.
- Nguyên nhân khác: Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được việc về sinh cá nhân và thường vui chơi tiếp xúc với nhiều tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nước bẩn, lông chó mèo…
Ngay khi tìm ra tác nhân gây dị ứng nổi mề đay ở trẻ các bậc phụ huyên nên cach ly không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tránh làm bệnh trở nên nặng hơn. Đồng thời các mẹ cũng cần tìm hiểu một số cách điều trị nổi mề đay đúng cách trị bệnh giúp bé sớm sinh hoạt bình thường trở lại.
Các cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay tại nhà
Mách các mẹ một số cách xử lý nhanh khi trẻ bị nổi mề đay tại nhà giúp bé giảm ngứa và nổi mẩn đỏ khỏi nhanh tới 90%. Được đúc kết từ những kinh nghiệm dân gian các cách điều trị này ứng dụng các nguyên liệu thiên nhiên và sơ chế đơn giản dễ dùng. Bạn có thể học hỏi những cách sau để trị nổi mề đay cho bé.
Bước 1: Dùng cây kinh giới chườm nóng
Trẻ nhỏ khi bị nổi mề đay thường có thói quen gãi ngứa theo phản xạ, lúc này nếu không kịp thời can thiệp các biện pháp giảm ngứa thì làn da non nớt của trẻ dễ bị tổn thương và gây sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ về sau. Do vậy chườm nóng được xem là cách nhanh nhất giúp giảm ngứa ngoài da cải thiện tình trạng dị ứng ngứa nổi mẩn một cách đơn giản nhất. Dân gian thường chườm nóng trị mề đay bằng một số nguyên liệu như lá kinh giới, lá khế , ngải cứu, lá cúc tần…
Cách dùng kinh giới: Lấy khoảng 100g cây kinh giới ( thân, lá, hoa), sao nóng rồi cho vào 1 chiếc khăn mỏng dùng chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mẩn đỏ. Hơi nóng và tinh dầu sẽ hấp thụ vào da giúp giảm ngứa và lặn các nốt đỏ sẩn nhanh hơn. Cứ hết nóng lại đem sao chườm tiếp cho tới khi bệnh thuyên giảm.
Bước 2: Sắc nước uống trị nổi mề đay bên trong
Bên cạnh việc dùng chườm nóng từ cây kinh giới thì bạn nên kết hợp dùng một số thảo mộc, thảo dược có thể hỗ trợ giúp thanh lọc, giải độc, mát gan điều trị bệnh nổi mề đay từ bên trong như: gừng củ, trà hoa cúc, cam thảo, hoa atiso, lá khế, kinh giới…
Cách dùng cam thảo: Lấy 10g cam thảo đem hãm với nước uống trong ngày. mỗi ngày uống 3 ly nước cam thảo sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hoàn toàn từ bên trong.
Ngoài việc sử dụng cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay tại nhà nhanh chóng ở trên thì các mẹ nên tham khảo thêm cách sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ thuyên giảm rõ rệt.
Chúc các bạn nuôi con khỏe mạnh!
CÓ THỂ XEM THÊM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!