Bệnh nổi mề đay có lây không? Giải đáp thắc mắc

Thắc mắc: 

Cháu là Thùy Vân, 15 tuổi. Bác sĩ có thể giải thích giùm cháu bệnh mề đay có lây không ạ? Chị cháu hơn cháu 3 tuổi thường xuyên bị nổi mề đay gây ngứa và nổi phù từng đám. Mỗi lần vậy dù đứng xa nhưng người cháu cũng cảm thấy ngứa bứt dứt nhưng các triệu chứng thì không nặng như chị mà chỉ ngứa vài chỗ rồi thôi. Liệu đây có phải dấu hiệu bệnh mề đay lây không thưa bác sĩ. Rất mong bác sĩ tư vấn giùm. “

Bệnh nổi mề đay có lây không?
Bệnh nổi mề đay có lây không?

Bệnh nổi mề đay có lây không? – GIẢI ĐÁP

Chào cháu, nhiều người có quan niệm bệnh nổi mề đay mẩn ngứa là một bệnh có thể lây lan khi nhìn vào thường bị ngứa râm ran trong người. Tuy nhiên, chúng tôi xin tư vấn rõ cho cháu cũng như những ai chưa hiểu rõ về căn bệnh này biết luôn là bệnh nổi mề đay hoàn toàn không lây lan qua tiếp xúc. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bệnh nổi mề đay chủ yếu rơi vào người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các dị nguyên từ bên ngoài. Một số tác nhân có thể tác động gây nên bệnh nổi mề đay mà cháu nên hiểu rõ như:

  • Thời tiết: Thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi và phản xạ phóng thích ra chất histamin để bảo vệ cơ thể đã vô tình gây ngứa, nổi mẩn đỏ ngoài da.
  • Do di truyền: Tính dị truyền trong gen thường có thể xuất hiện, những người thế hệ trước như ông ( bà) Cha ( mẹ) đều có thể dị truyền sang thế hệ sau. >> Xem chi tiết : Tính di truyền của bệnh mề đay
  • Do thực phẩm: Các loại thực phẩm có chứa chất dễ gây phản ứng dị ứng nổi mề đay như: hải sản, thịt bò, đậu phộng, món ăn giàu đạm như côn trùng, … Dị ứng nổi mề đay do hải sản thì không chỉ gây ngứa nổi mề đay mà còn kèm theo dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy…
  • Do lông động vật nuôi: Một số người lại bị nổi mề đay do tiếp xúc với lông động vật nuôi như chó, mèo…. Lý do bị dị ứng là do chó mèo thường liếm lông để làm sạch và trong tuyến nước bọt của động vật có chứa enzyme có thể đây chính là tác nhân cho viết vì sao khi tiếp xúc lông động vật thường bị ngứa nổi mẩn đỏ.
  • Do dị ứng hóa chất: Các loại chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm…có chứa các chất kích ứng có khả năng gây ngứa nổi mề đay .
  • Do thuốc tây y: Các loại thuốc tây y thường có tác dụng phụ là gây dị ứng mẫn cảm nổi mề đay. Tức là những người có cơ địa nhạy cảm dị ứng với một số thành phần của thuốc sẽ gây nên tình trạng dị ứng nổi mề đay.

Trên đây là một số nguyên nhân gây nổi mề đay thường gặp nhất, bệnh tuyệt đối không lây qua không khí, tiếp xúc, máu hay sinh hoạt chung. Do vậy nên cháu hoàn toàn có thể yên tâm là không thể lây bệnh nổi mề đay khi tiếp xúc với đối tượng này. Còn việc cháu bị ngứa nổi mề đay khi nhìn vào các triệu chứng nổi mẩn đỏ phù da thì đây chỉ mang tính chất tâm lý, hầu hết là phản xạ tự nhiên của cơ thể bị ngứa một vài chỗ rồi tự hết nhanh mà không gây ra tổn thương gì nên không cần điều trị.

Hi vọng mọi người có cái nhìn đúng hơn về căn bệnh nổi mề đay mẩn ngứa giúp chăm sóc điều trị phòng ngừa bệnh tốt hơn!

Ẩn

Bình luận

Bệnh nổi mề đay có lây không? Giải đáp thắc mắc

Bình luận (1)

  1. iris tuyết says: Trả lời

    Chào bác sĩ!!!
    Gần 1 tháng nay em hay bị ngứa, khi gãi thì xuất hiện mẫn đỏ giốnh như bị sâu bắn vậy, em uống thuốc thì hết nhưng khoảng nửa ngày sau thì lại bị ngứa tiếp.
    Em không biết mình có phải là bị mề đay hay không.
    Xin bác sĩ tư vấn giúp em ạ!!!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường xuyên nổi mề đay vào buổi tối và cách xử lý

Thận trọng các biến chứng khó lường của bệnh mề đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn