Cách phân loại các dạng của bệnh mề đay
Bệnh mề đay có nhiều loại khác nhau, mỗi dạng lại có các đặt điểm biểu hiện khác nhau. Những ai thường xuyên bị nổi mề đay mẩn ngứa thì nên biết cách phân loại các dạng của bệnh mề đay để quan sát điều trị bệnh mề đay đúng hướng, tích cực phòng bệnh tốt.
Mề đay là một bệnh liên quan lớn tới cơ địa vậy nên bệnh thường xuất hiện mãn tính kéo dài. Chỉ khi tìm ra được nguyên nhân và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nổi mề đay thì bệnh hạn chế bùng phát. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh mề đay là nổi ban đỏ, ngứa ngoài da, nổi phù trên da khi gãi ngứa…. Tuy nhiên các bác sĩ còn dựa vào nhiều đặc điểm khác biệt khác để phân mề đay thành các dạng nhỏ, dễ dàng phân tích và điều trị bệnh hơn.
Cách phân loại các dạng của bệnh mề đay nên biết
Mặc dù bệnh mề đay không phải là bệnh nguy hiểm nhưng không ít người tò mò tìm hiểu về căn bệnh này. Để biết mình đang bị bệnh mề đay dạng nào bạn có thể xem một số đặc điểm chi tiết của các dạng mề đay ngay sau đây.
* Dạng nổi mề đay dị ứng
Đây là dạng phổ biến nhất hay gặp. Một số tác nhân thường gây nổi mề đay dị ứng như: dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, …. Tình trạng dị ứng với các dị nguyên gây bệnh làm người bệnh xuất hiện các biểu hiện sau vài giờ ngay sau đó. Cụ thể như: toàn thân nóng bừng, ngứa nhiều vùng xuất hiện sau đó ngứa toàn thân chỉ cần gãi hoặc va chạm nhẹ là xuất hiện vết sưng phù rõ theo vùng cọ sát. Hồng ban nổi khắp người với đường kính không cố định vài mm đến vài cm. Ngứa râm ran rất khó chịu, nặng hơn có thể kèm theo một số biểu hiện như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó thở,… thậm chí có trường hợp bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong.
* Dạng phù mạch ( Quincke )
Đây là hiện tượng phát ban đột ngột gây giữ nước trong cơ thể làm phù da và niêm mạc gây sưng mặt, sưng mắt, mi mắt, các chi và bộ phận sinh dục. Đặc biệt niêm mạc họng có thể bị sưng phù gây khó thở. Một số biến chứng nguy hiểm như phù thanh quản, lưỡi gà nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
Dạng phù mạch dấu hiệu phù là chủ yếu, ngứa có xảy ra nhưng ít và da có cảm giác căng lan tỏa do phù nề sâu ở hạ bì, bì.
* Dạng vẽ nổi
Dạng này xuất hiện ở những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, thường bị ngứa toàn thân và dễ bị nổi khi dùng móng tay hoặc vật sắc nhọt vẽ trên da sẽ thấy nổi phù. Nhưng chỉ xuất hiện khoảng c 30 phút sau là mất. Dạng này ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống người bệnh và cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
* Dạng mề đay do tiếp xúc
Tiếp xúc với các chất gây kích ứng ngứa nổi mề đay như: Mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp, nước bẩn, găng tay cao su, côn trùng cắn…. Với tác nhân gây bệnh là do tiếp xúc với các chất kích ứng gây ra thì triệu chứng thường xuất hiện nhanh tại vùng da tiếp xúc khoảng 15-2 giờ. Bắt đầu của bệnh là ngứa da, da đỏ ửng và kèm theo phát ban đỏ, xử lý không đúng cách có thể gây viêm da. Về cơ chế của dạng này có thể xảy ra dưới dạng phản ứng miễn dịch hoặc không miễn dịch, các phản ứng này thường nhẹ và không để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.
* Dạng mề đay vật lý
Dạng mề đay vật lý được hiểu là dạng xảy ra đặc trưng là do cọ sát, tác nhân vật lý bên ngoài gây ra. Dạng này do rung động hoặc sức ép, nhiệt nóng gây bệnh mề đay. Dạng này thường gặp ở những người đi tập thể dục hoặc người thay đổi môi trường nóng lạnh đột ngột khiến da bị phản ứng tăng chất trung gian histamin gây ra phản xạ ngứa. Dạng này thường không nghiệm trọng chỉ xuất hiện khoảng vài giờ là khỏi nhưng cũng cần hạn chế gãi tránh gây hư tổn cho da.
Nội dung liên quan
Đây là các dạng hay gặp của bệnh nổi mề đay thường gặp. Người bị bệnh tốt nhất cần quan sát kỹ các tổn thương, hình thái độ ngứa để áp dụng các biện pháp phù hợp trị khỏi bệnh mề đay an toàn nhanh nhất.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!