Thần kì tác dụng chữa mề đay của lá tía tô
Tác dụng chữa mề đay của lá tía tô là một trong những công dụng đặc trưng của vị thuốc thiên nhiên này. Lâu nay lá tía tô được biết tới như là một loại rau dùng chế ăn kèm với nhiều món ăn quen thuộc ở nước ta. Còn đối với Đông y thì lá tía tô còn là vị thuốc điều trị bệnh giúp vô số người thoát khỏi bệnh mề đay (cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, phong hàn…) một cách nhanh chóng an toàn. Dưới đây là một vài đặc điểm về loại cây này cũng như công dụng chữa bệnh mề đay của lá tía tô mà bạn nên biết.
Đặc điểm và tác dụng chữa mề đay của lá tía tô
Cây tía tô có tên khoa học là (Perilla frutescens), thuộc họ hoa môi (Lamiaceae ) tương tự như húng quế. Trong dân gian cây tía tô còn được gọi là xích tía, tử tô, xích tô…
Đây là loài cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 40-60cm, thân mảnh hình trụ vuông. Lá mọc đối xứng, mặt lá có màu tím ( phía trên đậm màu hơn phía dưới ) mép lá có răng cưa lớn, bao phủ bề mặt lá bởi lớp lông nhám. Hoa cây tía tô có màu trắng bao phủ đài tím, mọc thành cụm ở trên đầu cành. Quả bế, hình cầu nhỏ.
Tác dụng dược lý: Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao. Kèm theo các vitamin ( A, B1, B4, B6, k, C…), khoáng chất ( Phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt… Thường dùng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay vô cùng hiệu quả nhờ tính kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Trong Đông y thì lá tía tô là vị thuốc có tính hàn, không độc. Có tác dụng giải độc, giải cảm, hoạt huyết, phong hàn, Can tạng hư tổn… Thường dùng khắc phục bệnh mề đay và các bệnh đường tiêu hóa, cảm hàn…
Nhờ những tính chất dược lý này mà cây tía tô được áp dụng khắc phục bệnh nổi mề đay rất nhiều quả. Ngoài việc giúp ổn định quá trình chao đổi chất bên trong, tăng cường chức năng gan thì lá tía tô còn giúp tiêu viêm xưng phù và chống nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Hạn chế những tác hại của bệnh mề đay gây ra khá hiệu quả.
Cách hướng dẫn chữa mề đay của lá tía tô tại nhà
Để áp dụng lá tía tô chữa trị bệnh mề đay tại nhà hiệu quả tốt thì người bệnh cần tuân thủ kết hợp theo hướng đúng. Cần điều trị theo hướng tác động từ cả bên ngoài lẫn bên trong cải thiện bệnh đúng cách nhất. Với 2 cách sử dụng đặc trưng mà bạn nên biết như sau:
* Bài thuốc đắp dùng ngoài da
- Chuẩn bị: Lấy khoảng 100g lá tía tô, vài hạt muối.
- Cách dùng: Lá tía tô rửa sạch rồi giã nát, sau đó cho vài hạt muối vào giã chung. Lấy bông gòn thấm nước cốt chấm lên vùng da bị nổi mề đay và để vậy cho khô. Cảm giác nóng sẽ lan tỏa giúp các cảm giác bứt dứt ngứa khó chịu hơn rõ rệt.
* Bài thuốc uống dùng bên trong
- Chuẩn bị: Lấy khoảng 100g lá tía tô.
- Cách thực hiện: Lá tía tô rửa sạch, sau đó thái thành khúc. Sau đó bạn cho vào nồi nước và đổ khoảng 1,2 lít nước đem đun nóng nhỏ lửa sắc. Khi nào còn khoảng 600ml nước thì lấy uống thay nước lọc mỗi ngày. Liên tục đều đặn khoảng 1 tuần sẽ thấy giảm hẳn các biểu hiện bệnh nổi mề đay.
Đây là 2 cách phối hợp chữa mề đay của lá tía tô mà mọi người nên tham khảo áp dụng điều trị bệnh thường xuyên. Không chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh mề đay tức thời mà cách này còn xác định có thể tác động sâu tận gốc căn nguyên gây bệnh mề đay giúp khỏi bệnh triệt để. Chúc các bạn thành công!
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!