Nổi mụn nước ngứa trên cánh tay và cách chữa trị
Hiện tượng nổi mụn nước ngứa trên cánh tay gặp ở rất nhiều người nhưng không phải ai cũng phân biệt nhận biết dấu hiệu này là do bệnh gì gây ra. Thực tế có rất nhiều căn bệnh ngoài da có chung triệu chứng nổi mụn nước ngứa trên cánh tay như: bệnh thủy đậu, Zona thần kinh, eczema, tay chân miệng…. Mọi người cần tìm hiểu sâu hơn về những căn bệnh này để biết cánh nhận dạng đúng bệnh hỗ trợ quá trình dùng đúng thuốc trị để bệnh khỏi sớm.
Nguyên nhân và cách trị nổi mụn nước ngứa trên cánh tay
Có nhiều căn bệnh ngoài da được cho là có thể gây ra biểu hiện nổi mụn nước và gây ngứa trên cánh tay. Kèm theo việc nhận dạng bệnh là cách chữa trị nổi mụn nước ngứa trên cánh tay dựa theo từng bệnh cụ thể rất hữu ích mà ai cũng nên tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho mình.
1. Bệnh thủy đậu
Thủy đậu được gây ra bởi một loại virus có tên là Varicella Zoster. Loại bệnh này thường bùng phát bằng những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao sau đó là phát ra phỏng nước và gây ngứa da dữ dội. Hiện tượng nổi mụn nước ngứa trên cánh tay cũng hoàn toàn có thể xảy ra do bệnh thủy đậu vì vậy mà mọi người nên cảnh giác với các triệu chứng kèm theo. Ban đầu những mụn nước ngứa thường xuất hiện toàn thân và 2 bên cánh tay, xuất hiện các mụn nước và vỡ ra rồi đóng vảy. Dễ phát hiện nổi mụn nước ngứa trên cánh tay do bệnh thủy đậu là không chỉ xuất hiện ở tay mà mọc xuất hiện ở toàn thân.
+ Cách điều trị: Bệnh thủy đậu thường kéo dài trung bình từ 7-15 ngày. Thường việc điều trị dùng thuốc chống nhiễm khuẩn đường uống và dùng thuốc xanh methylen bôi ngoài da trị kháng khuẩn. Dùng thuốc đúng cách kết hợp chế độ ăn uống hợp lí vùng da bị tổn thương do bệnh thủy đậu sẽ sớm khỏi hẳn.
>> Xem thêm : Ngứa da vùng kín và cách chữa trị
2. Bệnh dày sừng nang lông
Với hiện tượng nổi mụn nước ngứa trên cánh tay cũng có thể do bệnh dày sừng nang lông gây ra. Bởi căn bệnh này thường xuất hiện tại cánh tay và bắp chân với triệu chứng ngứa, nổi mụn nước, mụn mủ kèm theo sưng đỏ da dễ kích ứng. Nếu nổi mụn nước ngứa trên cánh tay kèm theo các triệu chứng xuất hiện nổi mụn nước tại các lỗ chân lông, bên dưới da thấy có các lông bị cuộn lại và các bã nhờn bị ứ đọng lại lỗ chân lông màu hơi trắng hoặc xám.
+ Cách điều trị: Bệnh dày sừng nang lông là một bệnh mãn tính thường rất khó điều trị dứt điểm khỏi bệnh hoàn toàn. Thường áp dụng các thuốc bôi dạng mỡ chứa vitamin A, chứa urea, các thuốc giữ ẩm và bôi trơn, thuốc uống kháng histamin giảm ngứa… Hoặc dạng kem nhằm giảm các triệu chứng của bệnh hoặc có thể dùng phương pháp bắn tia ánh sáng giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh.
3. Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng là căn bệnh gây ra biểu hiện nổi mụn nước ngứa trên cánh tay điển hình. Căn bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và người lớn cũng có thể mắc phải bệnh dù hiếm gặp. Ngoài triệu chứng nổi mụn nước ngứa trên cánh tay ra bệnh chân tay miệng còn xuất hiện ở chân và miệng với các dấu hiệu như sốt nhẹ, người mệt mỏi, kích thước các mụn nước bằng hạt đậu. Thường xuất hiện do virus gây ra nên có thể lây lan qua tiếp xúc.
+ Cách điều trị: Bệnh tay chân miệng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nếu không điều trị đúng cách, khi bị mắc bệnh thường phối hợp thuốc uống, thuốc tiêm truyền cũng chế độ chăm sóc cách ly đúng cách giúp bệnh nhanh chóng khỏi hoàn toàn.
>> Xem thêm : Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng nên làm gì?
Chăm sóc xử lý khi bị nổi mụn nước ngứa trên cánh tay
Ngoài việc xác định cụ thể bệnh gây nổi mụn nước ngứa trên cánh tay ra thì người bệnh nên tiến hành các cách chăm sóc xử lí đúng cách để hạn chế bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể như:
- Tránh gãi ngứa làm vỡ mụn nước có thể lây lan bệnh ra những vùng da lành làm bệnh nặng và nghiêm trọng hơn.
- Dưỡng ẩm cho da để giảm kích ứng hạn chế ngứa da.
- Chăm sóc vệ sinh da đúng cách hạn chế vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển gây viêm nhiễm.
- Không để da bị nổi mụn nước ngứa tiếp xúc với những vận dụng xung quanh không đảm bảo vệ sinh, hoặc rửa nước bẩn, tiếp xúc hóa chất.
- Có thể dùng các loại thảo dược nấu nước rửa vết thương ngoài da như lá chè xanh, kinh giới, hương nhu.. Nhằm vệ sinh an toàn và giảm kích ứng da.
- Đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!