Ngứa da bụng khi mang thai do đâu?

Rất rất nhiều chị em gặp phải hiện tượng ngứa da bụng khi mang thai nhưng hầu hết các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm thường không biết ngứa do đâu và có nguy hiểm tới sức khỏe hay không? Giúp mọi người giải đáp băn khoăn này hãy cùng theo dõi trường hợp của bạn Thúy Hằng – Hà Đông- Hà Nội có hỏi dưới đây.

Các chị em trên diễn đàn cho biết tình trạng ngứa da bụng khi mang thai do đâu vậy ạ. Mình đang mang thai con đầu lòng ở tháng thứ 5. Hiện tại mình đã tăng được 8 kg so với thời điểm chưa mang thai, liệu có phải do tăng căn nên mình mới bị ngứa không hay vì lý do gì và liệu có nguy hiểm gì không nhỉ? Có chị em nào từng sinh em bé có gặp phải tình trạng ngứa da bụng khi mang thai thì xin tư vấn giùm với ạ. Xin cảm ơn! “

nhung-phuong-phap-co-ban-trong-dieu-tri-ran-da-0

Chia sẻ của bạn đọc:

 Chào bạn, là mẹ của 2 đứa con 7 tuổi và 2 tuổi nên mình cũng từng trải qua cảm giác mà bạn đang gặp phải bây giờ đó là bị ngứa da bụng khi mang thai. Thời điểm mang thai đầu lòng chưa có kinh nghiệm nên khi bụng ngứa ở mấy tháng cuối thai kì làm mình vô cùng lo lắng và sau đó tới bệnh viện và được các bác sĩ tư vấn rõ cũng hết lo lắng hơn.

Kết luận tình trạng ngứa da bụng khi mang thai do đâu?

Dựa theo phân tích của bác sĩ thì mình xin nói rõ để bạn hiểu là tình trạng ngứa da bụng khi mang thai chủ yếu là do tình trạng tăng cân gây rạn da gây nên.

Theo đó, khi mang thai vào mấy tháng cuối thai kì lúc này cân nặng của các mẹ bầu tăng nhanh và cả kích thước của thai nhi cũng lớn dần trong bụng, khiến da bụng căng da và to tròn. Thời điểm này da căng quá độ khiến các liên kết collagen dưới da bị đứt gãy giải phóng các chất histamin gây ngứa dưới da, cảm giác bứt dứt ngứa khó chịu càng tăng lên khi cân nặng càng lớn. Phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người khác nhau mà thời điểm bị ngứa và căng da ở da bụng sẽ không giống nhau.

♦ Mẹo điều trị : Nếu trường hợp ngứa do rạn da, căng da thì bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian dùng trị ngứa là dùng dầu dừa hoặc dầu oliu thoa vào vùng bụng mỗi ngày để nuôi dưỡng tế bào da, tránh da khô, giảm ngứa da và hạn chế tình trạng rạn da khá hay. Cách này có thể áp dụng từ tháng 6-7 chu kì và dùng tới tận khi sinh con.

XEM THÊM BÀI LIÊN QUAN:

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý trong thời gian mang thai cơ địa người mẹ nhạy cảm hơn nên rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng từ bên ngoài như: Dị ứng thức ăn, dị ứng đồ dùng, tiếp xúc hóa chất , mỹ phẩm…. Do đó nếu trường hợp ngứa kéo dài gây viêm da thì tuyệt đối không nên xem thường mà hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt kịp thời điều trị không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

( Đỗ Thị Yến Nhi, Khánh Hòa ) 

Bình luận

Ngứa da bụng khi mang thai do đâu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Tốt

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn