Nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa từ kí sinh trùng trong rau sống
” Kẻ tiếp tay thầm lặng” gây bệnh nổi mề đay mẩn ngứa mà ít ai biết tới đó chính là kí sinh trùng trong rau sống. Những thông tin mới đây được các chuyên gia thực phẩm đưa ra lại thêm một khuyến cáo nữa về tác hại của rau sống nhiễm khuẩn là nguy cơ nổi mề đay từ kí sinh trùng trong rau sống.
Trường hợp bệnh nhân Trần Văn T. Long biên, Hà Nội nhập viện khi toàn thân ngứa đỏ, gãi ngứa gây tổn thương da viêm loét nhiều vùng da ở cơ thể. Khám tổng thể các bác sĩ cho biết đây là bệnh nổi mề đay, và nguyên nhân gây bệnh càng khiến mọi người bất ngờ hơn chính là do nhiễm kí sinh trùng. Khai thác thói quen lối sống của bệnh nhân được biết Anh T là người thích ăn rau sống hàng ngày. Hầu như trong bữa ăn của anh chủ yếu là rau sống (gồm các loại rau như húng quế, kinh giới, rau diếp cá…) . Và đây cũng là một thói quen khiến bệnh nhân gặp phải căn bệnh nổi mề đay.
XEM THÊM BÀI LIÊN QUAN:
Tại sao kí sinh trùng trong rau sống lại gây nổi mề đay?
Lý giải điều, Bác sĩ Toàn ( Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai ) cho biết: Nguồn rau sống không đảm bảo vệ sinh có chứa kí sinh trùng là sán lá gan. Đây là một loại kí sinh trùng có vòng đời tuần hoàn liên tục đó là sán lá gan trưởng thành —> đẻ Trứng —> gặp nước nở thành Ấu trùng có lông —> Ấu trùng kí sinh trong ốc—> Ấu trùng có đuôi —> kết thành kén và bám vào rau, bèo —> Sán lá gan trưởng thành kí sinh ở người và động vật.
Do vậy nên khi ăn phải kén kí sinh trùng sán lá gan có trong rau không đảm bảo chất lượng sẽ bị nhiễm sán. Khi vào cơ thể sán lá gan sẽ trú ngụ tại gan gây tổn thương và gây viêm gan do kí sinh trùng. Lúc này chức năng gan suy giảm khả năng đào thải chất độc ra ngoài kém làm tăng khả năng bị dị ứng ngứa nổi mề đay.
=> Vậy nên khi ăn rau sống bị nhiễm kí sinh trùng sán lá gan về lâu về đài nguy cơ bị nổi mề đay với những triệu chứng ngứa, phát ban toàn thân.
Lưu ý ăn uống đúng cách phòng ngừa bệnh nổi mề đay
Phòng ngừa nhiễm khuẩn sán lá gây tổn thương gan cũng như gây ra bệnh nổi mề đay người bệnh nên chú ý ăn chín uống sôi giảm nhiễm khuẩn. Đặc biệt khi muốn ăn rau sống thì tuyệt đối chỉ nên ăn khi biết nguồn gốc rau sạch và cần làm sạch rửa rau đúng cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Ngoài nguyên nhân rau sống gây bệnh nổi mề đay thì người bệnh cũng nên lưu tâm tới một số tác nhân khác gây bệnh như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, côn trùng, tiếp xúc hóa chất… Phòng ngừa bệnh nổi mề đay tái phát.
Nên đọc
Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay
Diễn viên Khánh Linh Về nhà đi con chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh mề đay mẩn ngứa
Nổi Mề Đay, Mẩn Ngứa Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, Hạn Chế Tái Phát Từ Thảo Dược
Bài Thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang Hỗ Trợ Điều Trị Mề Đay, Mẩn Ngứa Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!