Cách trị mề đay khi mang thai không ảnh hưởng em bé
Làm thế nào để trị mề đay khi mang thai không ảnh hưởng em bé là câu hỏi mà không ít người đang gặp phải. Được biết căn bệnh liên quan tới hệ miễn dịch này xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn mang thai sinh con do lúc này cơ địa của người mẹ khá nhạy cảm. Nếu như không có cách trị mề đay khi mang thai đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường trước xảy ra ở mẹ và sức khỏe thai nhi.
Tác hại bệnh mề đay khi mang thai
Trong thời gian mang thai gặp phải bệnh nổi mề đay, sự cố này cần được bà mẹ tỉnh táo xử lý điều trị đúng cách nếu không sẽ gặp phải một số tác hại biến chứng khó lường trước như:
- Tâm sinh lý thay đổi: bệnh ngứa ngoài da bứt dứt, nổi mẩn đỏ, phù da làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày. Người mẹ có thể bị ngứa tác động thần kinh gây mất ngủ kéo dài, sức khỏe suy yếu và thai nhi cũng không được nuôi dưỡng phát triển khỏe mạnh.
- Tổn thương da: Da bị tổn thương do gãi ngứa, cộng thêm tình trạng viêm nhiễm sẽ gây tổn thương da gây viêm loét, thâm da rất khó chịu và thiếu thẩm mỹ.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn như bệnh vảy nến, phù mạch, á sừng, …
- Tác dụng phụ ảnh hưởng tới thai nhi do dùng thuốc trị bệnh mề đay không đúng cách.
- Tác hại đối với thai nhi: Một số trường hợp xấu do bệnh mề đay gây ra gặp ở trẻ nhỏ như: suy hô hấp, dị dạng tim bẩm sinh, đục thể tinh thể, chở hàm ếch, ….
Cách trị mề đay khi mang thai không ảnh hưởng em bé
Có nhiều cách điều trị mề đay nhưng không phải cách nào cũng có thể được lựa chọn cho mẹ mang thai. Hướng điều trị tốt nhất thường dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ kết hợp với quá trình sinh hoạt phòng ngừa giúp giảm nhanh các triệu chứng biểu hiện bên ngoài.
Qua đó, thuốc thường được dùng trị nổi mề đay khi mang thai thường có hoạt chất nhẹ giảm nguy cơ ảnh hưởng thai nhi. Thuốc dùng ngoài thường dùng thuốc mỡ, thuốc kem ( phenergan, hydrocortisol hoặc eumovate …) nhằm giảm kích ứng, ngứa da. Kèm theo việc dùng thuốc trị bệnh ở ngoài thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kèm theo một số thuốc kháng histamin dùng đường uống trị nổi mề đay mẩn ngứa từ bên trong. Tuy nhiên vì thuốc uống có thể đi trực tiếp vào cơ thể nên mức độ dùng thuốc uống sẽ nguy hiểm hơn dùng thuốc bôi ngoài ra. Bệnh nhân phải dùng thuốc theo hướng dẫn người có chuyên môn để tránh dùng phải một số thuốc có thể đi qua nhau thai làm bệnh mề đay trở nên nặng hơn.
Trường hợp ngứa nặng do nổi mề đay kèm theo một số triệu chứng nguy hiểm khác xảy ra ở người mẹ như suy hô hấp khó thở, rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy kéo dài, tụt huyết áp, chóng mặt, nhức đầu… Đây là những dấu hiệu có thể bệnh nhân gặp phải tình trạng sốc phản vệ cần đưa người bệnh tới bệnh viện để kịp xử lý cấp cứu tránh những tổn hại tơi sức khỏe có thể gặp phải.
XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Lời khuyên cho mẹ bầu khi gặp phải bệnh mề đay
Chuyên gia đưa ra một số lời khuyên có lợi cho mẹ bầu khi bị mề đay nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
- Không tắm khi mang thai: Dễ trúng gió độc gây nguy hiểm.
- Nên dùng kem dưỡng ẩm để da bớt khô, hạn chế kích thích da gây nguy hiểm sức khỏe.
- Tránh gãi ngứa hư hại tới da.
- Ăn nhiều đồ ăn thanh mát giải độc loại bỏ nguy cơ gây ra bệnh từ bên trong cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn gây bệnh như môi trường bẩn, phấn hoa, thực phẩm dễ gây dị ứng, ….
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!