Bị dị ứng da ngứa phải làm sao?
Có bạn nào bị dị ứng da gây ngứa, nổi mẩn đỏ chưa xin tư vấn mình với. Mình dùng mỹ phẩm bị dị ứng mỹ nổi mụn ti ti nên rất lo lắng. Mình không có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc da nên giờ bị dị ứng da ngứa phải làm sao để khỏi hẳn mà không gây ra tác hại gì tới da được ạ. Rất mong mọi người ai có kinh nghiệm xin tư vấn mình với ạ. Xin chân thành cảm ơn.
( Nguyễn Thị Kim Thoa, Ninh Bình)
Khi bị dị ứng da ngứa phải làm sao? Lời khuyên
Trên đây là một trường hợp bị dị ứng da đang không biết cách xử lý thế nào cho phù hợp. Không có kinh nghiệm trị dị ứng đúng cách dễ gặp phải sai lầm trong quá trình điều trị phục hồi các tổn thương do dị ứng ngứa da. Việc điều trị dị ứng da thì dùng thuốc trị dị ứng thôi chưa đủ, các bác sĩ da liễu khuyên người bị dị ứng nên thực hiện các bước chăm sóc đúng cách, phối hợp với cách điều trị dùng thuốc phù hợp để làn da nhanh chóng phục hồi. Các bước chăm sóc đúng chuẩn khi bị dị ứng mỹ phẩm mà người bệnh nên biết như:
Bước 1: Làm mát da, dịu phản ứng dị ứng
Sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng khiến da bị ngứa, nổi mẩn đỏ thì người bệnh nên ngay lập tức dùng chườm lạnh, làm dịu da ngay. Cách này giúp ngăn chặn các chất gây dị ứng tiếp tục tác động gây tổn thương ngoài da, làn da bị dị ứng thường sinh nhiệt nên sờ vào thường ấm hơn nên dùng khăn ướt làm mát da sẽ giảm ngứa nổi mẩn rất hiệu quả. Nên đắp khăn lạnh khoảng 30 phút là thời gian tốt nhất giúp da ít gặp phải các tổn thương do bệnh dị ứng.
Bước 2: Vệ sinh da sạch sẽ
Nếu phản ứng dị ứng ngứa da xuất hiện là do các tác nhân từ bên ngoài việc làm sạch da sẽ giúp rửa trôi các chất dị ứng, giúp da thông thoáng hơn dễ đào thải các chất độc đào thải từ sâu trong lỗ chân lông ra ngoài, từ đó phản ứng dị ứng được giảm. Chú ý chỉ nên làm sạch da với nước lạnh, không nên dùng xà phòng tắm làm tăng độ kích ứng ngoài da.
Các loại dị ứng ngứa da nên chú ý bước này đó là dị ứng tiếp xúc với hóa chất, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng với tác nhân dị ứng bên ngoài.
Bước 3: Điều trị bằng thuốc trị dị ứng ngứa da
Nếu dị ứng nhẹ thì sau khi ngưng tiếp xúc với chất dị ứng khoảng thời gian ngắn làn da trở lại bình thường thì không cần dùng thuốc điều trị. Nhưng đối với trường hợp dị ứng nặng lúc này làn da bị ngứa, nổi mẩn đỏ thì cần dùng thuốc điều trị tránh gây nhiễm trùng viêm da.
Một số loại thuốc phổ biến điều trị dị ứng ngứa da như sau:
- Thuốc kháng histamin: Giảm các triệu chứng của dị ứng nhanh chóng thì nên dùng nhóm thuốc này. Tuy nhiên người bệnh khi chọn thuốc dùng cần phân biệt thuốc thế hệ mới và thế hệ cổ điển vì nhóm thuốc này có đặc tính dễ gây buồn ngủ nên đối với những người vận hành máy móc, lái xe cần độ tập trung cao cần nói rõ để dược sĩ chỉ định dùng thuốc hợp lý.
- Thuốc corticosteroid: Thuốc này có thể dùng bôi hoặc uống trong những trường hợp bị dị ứng nặng, nhưng không nên dùng thuốc kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn có thể xảy ra, chống lại tình trạng dị ứng bội nhiễm ngoài da.
- Thuốc giảm đau: Tránh tình trạng giảm đau khó chịu thì một vài trường hợp bác sĩ chỉ định dùng thuốc acetominophen (Tylenil) hoặc aspirin.
Tuy nhiên khi dùng các loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ, phối hợp thuốc tây một cách phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng hoàn toàn .
Bước 4: Chăm sóc hỗ trợ khỏi bệnh
Lưu ý bước chăm sóc giúp cải thiện tình trạng dị ứng ngứa da. Tốt nhất bạn nên chăm sóc khỏi tình trạng dị ứng theo một số cách như:
- Không nên mặc quần áo quá chật, vải len nóng dễ làm tăng tình trạng ngứa nổi mẩn đỏ da, nên chọn quần áo chất liệu mềm mại, thoáng mát.
- Chọn thực phẩm có tính mát, giải độc: Trà xanh, mướp đắng, bí đao, rau xanh là những món ăn có tính giải độc, làm mát cơ thể ngăn chặn tình trạng dị ứng da rất tốt.
- Không dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò, thịt gà, nhộng, côn trùng…. Những món ăn này có chứa hàm lượng chất đạm cao dễ khiến cơ thể bị dị ứng nổi mề đay .
Trên đây là các bước chăm sóc điều trị dị ứng ngứa da dành cho những ai đang bị dị ứng da có thể chăm sóc thực hiện đúng theo các bước chữa bệnh khỏi sớm. Nếu không khỏi, mà dị ứng có dấu hiệu nặng hơn thì cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt theo dõi ngăn ngừa phải ứng dị ứng có thể xảy ra.
-> Tham khảo một số bài viết liên quan:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!