Dấu hiệu dị ứng paracetamol và cách xử lý

Thói quen của chúng ta là hay dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt, vì loại thuốc này rất dễ mua tại các nhà thuốc mà không cần phải có chỉ định và toa thuốc của bác sĩ. Nhưng loại thuốc này cũng tiềm ẩn nguy cơ dị ứng nếu chúng ta sử dụng không đúng cách hoặc có cơ địa dị ứng với loại thuốc này. Trong bài viết hôm nay chuyên trang chuabenhmeday.net sẽ giới thiệu cùng bạn đọc những dấu hiệu dị ứng paracetamol cũng như cách xử lý khi không may rơi vào tình trạng này.

Những dấu hiệu dị ứng paracetamol thường gặp

Trước hết bạn cần hiểu công dụng của thuốc Paracetamol. Đây là loại thuốc rất thông dụng, được sử dụng để điều trị các bệnh thường gặp: đau đầu, giảm đau, hạ sốt. Thông thường aspirin cũng có tác dụng tương tự nhưng người ta lại tin dùng paracetamol hơn. Vì nếu sử dụng với liều lượng hợp lý, loại thuốc này dung nạp tốt, ít tác động đến tim mạch và hô hấp, không gây kích ứng, chảy máu dạ dày như dùng aspirin.

dị ứng paracetamol

Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa đối với người lớn là 4-6 viên/ngày với loại thuốc chứa hàm lượng paracetamol 500mg. Trong trường hợp không giảm được sốt hoặc không giảm đau hiệu quả cũng không nên tăng liều. Bởi lẽ điều này rất dễ dẫn đến dị ứng paracetamol. Cụ thể  khi rơi vào tình trạng này chúng ta thường có những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện hội chứng Stevens – Johnson: tức là khi bị dị ứng paracetamol ở các hốc mắt, tai, mũi miệng, hậu môn và cơ quan sinh dục của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều bọng nước. Ngoài ra, bệnh nhân còn dễ bị sốt cao, viêm phổi và rối loạn chức năng gan thận.
  • Hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay Lyell: lúc này da không phải bị ở một số bộ phận mà tổn thương biểu hiện trên toàn bộ cơ thể. Thông thường xuất hiện hồng ban, sởi, bọng nước. Ngoài ra bệnh nhân còn bị các tổn thương khác như viêm miệng, dạ dày, loét hầu, niêm mạc đường sinh dục hay tiết niệu cũng dễ bị tổn thương. Lúc này bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, viêm thận. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu chúng ta không phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp.
  • Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân: lúc này da xuất hiện rất nhiều những nốt hồng ban. Trên nền hồng ban sẽ xuất hiện các mụn mủ vô trùng nhỏ. Những biểu hiện dị ứng thường tập trung ở nách, bẹn thậm chí lan ra toàn thân… Người bệnh cũng thường có biểu hiện sốt khi bị dị ứng paracetamo, có thể phát hiện máu bạch cầu trung tính tăng khi tiến hành các xét nghiệm.

Việc tự ý sử dụng thuốc là hết sức nguy hiểm, chúng ta cần phải tuân theo những chỉ định đã được hướng dẫn trên bao bì của thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Cách xử lý khi bị dị ứng paracetamol

Như chúng ta đã thấy ở trên, nếu không may bị dị ứng paracetamol cơ thể của bạn sẽ có những phản ứng và biểu hiện rất rõ trên da cũng như trên toàn cơ thể. Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời. Cụ thể bạn nên:

  • Ngưng sử dụng thuốc ngay để hạn chế những rủi ro cho sức khỏe không thể lường trước được.

cần biết cách sử dụng paracetamol hợp lý

  • Nếu bạn biết mình bị dị ứng Paracetamol có thể thay thế bằng các loại thuốc khác như: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen, Diclofenacen…
  • Uống nhiều nước và các loại nước trái cây để tăng cường sức khỏe. Đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất giúp cơ thể lọc thải chất độc ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Khi bị dị ứng paracetamol cơ thể thường hết sức mệt mỏi. Bạn cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Cách tốt nhất nên có một chế độ ăn uống lành mạnh: tăng cường ăn chất xơ và rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.
  • Khi bệnh có những dấu hiệu chuyển biến phức tạp cách tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tại đây các sĩ sẽ tư vấn để đưa ra cho bạn cách xử lý phù hợp nhất.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu rất chi tiết những thông tin về dị ứng paracetamol. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thuốc đúng cách để chăm sóc sức khỏe cho mình hiệu quả hơn.

Bạn có thể xem thêm:

Ẩn

Bình luận

Dấu hiệu dị ứng paracetamol và cách xử lý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn