Bị dị ứng da có nên tắm hay không? Giải đáp thắc mắc

Mắc bệnh dị ứng không nên tắm là quan niệm xưa cũ, họ cho rằng mắc bệnh dị ứng da nếu tắm sẽ làm bệnh tình nặng hơn, ngứa nhiều hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng ngày nay có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng bị dị ứng da không nên kiêng kỵ quá kỹ, không vệ sinh sạch sẽ làm da bẩn dễ nhiễm khuẩn, bệnh nặng hơn. Vậy khi  bị dị ứng da có nên tắm hay không? Hãy xem bác sĩ chuyên môn về bệnh ngoài da tư vấn rõ ràng về bệnh di ứng da này ngay sau đây nhé! 

Khi bị dị ứng da có nên tắm hay không? 

Khi bị dị ứng da có nên tắm hay không? 

Bác sĩ khuyên người bệnh dị ứng da có nên tắm hay là không

Trao đổi với B.S Trần Thanh Toại  – Hiện đang công tác tại Bệnh Viện Nhiệt Đới nhận định: ” Việc mắc bệnh dị ứng da có nên tắm hay là không nên tắm  còn phụ thuộc vào nhiều trường hợp khác nhau. Có nghĩa việc dân gian kiêng kỵ vừa đúng cũng vừa sai, cần hiểu rõ từng trường hợp để khi mắc bệnh biết cách xử lý đúng hơn.” 

Giải thích điều này, bác sĩ cho biết bệnh dị ứng da bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gây ra chứ không phải do 1 yếu tố. Vậy nên bác sĩ đã phân làm 2 trường hợp khác nhau 1 là nên tắm khi bị dị ứng da và 2 là nên hạn chế tắm khi bị dị ứng da do tác nhân gây bệnh như sau: 

* Trường hợp 1: Dị ứng da không nên tắm nhiều 

Đối với những trường hợp dị ứng da do thời tiết, phong ngứa do cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ thì lúc này bác sĩ sẽ khuyên người bệnh không nên tắm nhiều.  Lý do là khi cơ thể đang nhạy cảm với nhiệt độ thời tiết, phong ( lạnh) xâm nhập khiến cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng giải phóng chất trung gian histamin H2, chính chất này khi được giải phóng ra ngoài sẽ gây ngứa nổi mề đay, mẩn đỏ thường xuyên.

Do đó, trong những trường hợp bị dị ứng da do cơ địa dị ứng với thời tiết thì nên hạn chế tắm tránh bị nhiễm lạnh làm bệnh tình nặng hơn. Trường hợp này vẫn có thể tắm nhưng cần phải lưu ý tránh phạm phải thói quen sai lầm như:

  • Không tắm bằng nước lạnh, tốt nhất là tắm bằng nước ấm nhiệt độ từ 36-37 độ bằng với nhiệt độ cơ thể là tốt nhất. 
  • Không ngâm mình lâu trong nước, hạn chế tắm quá lâu khiến bạn nhiễm lạnh. 
  • Lau người sạch sẽ sau khi tắm xong, tránh gió lạnh sau khi tắm xong. 

 Thảo dược trị bệnh dị ứng da 

Tắm bằng thảo dược trị bệnh dị ứng da 

  • Có thể dùng thảo dược thiên nhiên trị dị ứng da để tắm như: Cây kinh giới, lá đơn đỏ, lá khế. 

Cụ thể nhất thì cần xem Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì? Lời khuyên BS khoa học nhất giúp người bệnh sớm khỏi.

* Trường hợp 2: Dị ứng da vẫn được tắm bình thường 

Trong trường hợp nguyên nhân gây dị ứng da được xác định là do các tác nhân từ bên ngoài tấn công gây bệnh như:

  • Dị ứng da do tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp
  • Dị ứng da do tiếp xúc với các vận dụng sinh hoạt hàng ngày như dép, quần áo, ipad,…
  • Dị ứng da do mỹ phẩm 
  • Dị ứng da do thuốc Tây y 
  • Dị ứng thực phẩm gồm các thực phẩm dễ kích ứng dị ứng như: hải sản, thịt bò, nhộng tằm, nấm,.

Khi text được các tác nhân gây dị ứng do các tác nhân vừa nêu trên thì người bệnh  có thể tắm rửa sinh hoạt bình thường mà không cần phải kiêng tắm rửa.

Bác sĩ khuyên không nên kiêng cữ không khoa học

Rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ cho tới ngày nay vẫn lặp lại sai lầm do kiêng cữ quá mức nhưng lại không khoa học đúng cách làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trường hợp chị Thu Hường, 35 tuổi tại Cần Thơ đã gặp phải sai lầm nghiêm trọng trong việc xử lý bệnh dị ứng da. Cụ thể tháng trước chị đưa con 11 tuổi tới bệnh viện Nhiệt Đới gặp bác sĩ Trần Thanh Toại khám về tình trạng trẻ bị ngứa da thường xuyên, nổi mẩn và bị viêm nhiễm ngoài da dạng nặng. Sau khi được hỏi kỹ về cách chăm sóc con trẻ bị dị ứng da thì chị Hường cho biết đã kiêng cữ tắm cho trẻ hơn 1 tuần nay, vì nghe theo kinh nghiệm dân gian cho rằng dị ứng da kiêng tắm thì bệnh sẽ khỏi. Cho tới khi bệnh nặng thì mới chịu đưa con đi khám chữa.

Biểu hiện bệnh dị ứng da ở trẻ

Dấu hiệu sớm bệnh dị ứng da cần cảnh giác

Cũng theo bác sĩ chia sẻ, việc vệ sinh thân thể hàng ngày rất quan trọng khi giúp làm sạch  bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi bã nhờn. Ngăn ngừa tối đa nguy cơ vi khuẩn, vi nấm sinh sôi trên da gây bệnh ngoài da, suy giảm hệ miễn dịch ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong khi đó, chị Hường đã không tắm cho trẻ hơn 1 tuần, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da, các vết thương hở do ngứa dị ứng da gây ra sẽ bị nhiễm khuẩn gây viêm loét da, viêm da làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn hẳn.

=> Thế nên, những người bị dị ứng da tuyệt đối không nên kiêng cữ quá mức. Cần xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng da là gì từ đó cân nhắc sinh hoạt kết hợp với việc dùng thuốc giúp sức khỏe người bệnh được cải thiện rõ rệt. Lưu ý chăm sóc sinh hoạt cho người bị dị ứng da cũng rất quan trọng trong việc phục hồi khỏi bệnh nên bất kì ai cũng nên lưu ý điều này.

-> Tìm hiểu thêm bài viết khác:

Ẩn

Bình luận

Bị dị ứng da có nên tắm hay không? Giải đáp thắc mắc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn