Cách dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay
Vị thuốc lá trầu không được biết đến trong điều trị rất nhiều bệnh ngoài da khác nhau như: viêm da cơ địa, lác đồng tiền, tổ đỉa, eczema, nổi mề đay mẩn ngứa…. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm sưng, làm liền vết thương nhanh, không lạ gì với những kinh nghiệm truyền miệng chữa bệnh ngoài da từ lá trầu không lại được phổ biến tới vậy. Cùng đi sâu tìm hiểu về cách dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay như thế nào và công dụng ra sao. Có thể những đánh giá đúng của chuyên gia dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về phương pháp chữa trị này.
Đặc điểm và công dụng của trầu không
Trầu không có tên khoa học là ( Piper betle) , thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae) phân bố rộng khắp khu vực nhiệt đới. Đây là một loại cây thân gỗ nhỏ, dây leo sống lâu năm, lá có hình trái tim, mặt lá nhẵn bóng. Hoa hình đuôi sóc màu trắng. Lá trầu không thường được sử dụng vào việc tục ăn trầu, tức là dùng lá trầu kết hợp với vôi tôi và quả cau nhai trong miệng. Người xưa quan niệm việc nhai trầu sẽ làm cho răng chắc khỏe hơn hay còn nhuộm răng đánh giá tiêu chuẩn cái đẹp của người xưa, tuy nhiên tập tục này hiện nay còn rất ít, chỉ phổ biến ở một số khu vực miền bắc.
* Thành phần: Trong lá trầu không có chứa tính dầu cay và các chất khác betel-phenol, chavicol và cađinen, ancaloid và các vitamin và khoáng chất khác.
* Bộ phận dùng làm thuốc: Thân non và lá trầu không.
* Công dụng: Các thành phần này được cho là có tính khử khuẩn, kháng viêm tốt, hay được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên, đồng thời còn có tác dụng giảm đau, giảm kích ứng da. Nhờ đó, lá không trầu không được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm ngoài da, giảm ngứa bệnh mề đay, giảm đau xương khớp, trị giun sán, trị viêm họng…
Cách điều trị bệnh mề đay từ trầu không
1. Sử dụng trầu không trị mề đay
Với đặc tính giảm viêm sưng, chống nhiễm trùng và giảm kích thích dưới da la trầu không được cho là có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mề đay. Dân gian thường sử dụng theo cách đơn giản như:
- Lấy khoảng 8-10 lá trầu không bánh tẻ.
- Rửa sạch rồi giã nát hoặc lấy tay vò nát
- Cho vào nồi, chế thêm nước vào đun sôi khoảng 5-7 phút thì tắt bếp và đem sông ngay khi còn nóng. Hơi nóng và tinh dầu bay hơi có trong lá trầu không sẽ giúp giảm ngứa da và giảm nổi mẩ đỏ ngoài da rất hay.
- Sau khi xông cho tới khi nước nguội thì lây bã lá chè nhẹ lên các nốt da đang còn sưng phù do bệnh mề đay nhằm chống nhiễm khuẩn tổn thương da.
- Cách này có thể dùng ngày 1 lần cho tới khi các dấu hiệu của bệnh nổi meefc đay hoàn toàn biến mất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
2. Đánh giá hiệu quả cách dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay
Mặc dù lá trầu không trị mề đay là phương pháp dân gian được các thế hệ trước truyền lại,thế nhưng cách này cũng có nhiều mặt tiêu cực và tích cực mà người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng trị nổi mề đay.
* Mặt tích cực:
- Nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí
- Cách sử dụng đơn giản dễ làm
- An toàn trong khi điều trị.
* Mặt tiêu cực:
- Hiệu quả chưa được nghiên cứu kiểm chứng rõ ràng
- Hiểu quả giảm ngứa chậm hơn thuốc tây y
- Không điều trị bệnh mề đay tận gốc
Việc dùng lá trầu không trị bệnh mề đay chỉ có tác dụng tức thời, do vậy nên trước khi dùng hãy cân nhắc trước. Ngoài ra khi gặp phải căn bệnh này bạn cũng nên tích cực rèn luyện sức khỏe, sức đề kháng cho bản thân ngừa bệnh tái phát thường xuyên. Hi vọng bạn sớm đẩy lui được căn bệnh phiền phức này.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!