Những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh mề đay
Một vài sai làm thường gặp trong điều trị bệnh mề đay mà nhiều người hay mắc phải, dù nhỏ thôi nhưng vô tình lại tiếp tay cho bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và kéo dài dai dẳng hơn. Đừng vì thiếu hiểu biết làm bệnh nổi mề đay có cơ hội bùng phát gây hại tới sức khỏe người mắc phải.
1. Không tìm ra nguyên nhân gây bệnh mề đay
Thực tế, rất nhiều người bị bệnh mề đay nhưng khi khỏi bệnh lại không quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Để rồi khi tiếp xúc lại với tác nhân gây bệnh thì bệnh sẽ lại bùng phát trở lại và nặng hơn, lâu dần sẽ chuyển thành bệnh mề đay mãn tính khó chữa.
Mề đay mẫn ngứa thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như môi trường thời tiết, thực phẩm, côn trùng, kí sinh trùng, dị ứng tiếp xúc, động vật nuôi, phấn hoa…Tuy nhiên việc xác định tìm ra nguyên nhân gây bệnh mề đay không hề khó chỉ cần chú ý tới chất tiếp xúc trước đó hoặc tới bệnh viện text các phản ứng dị ứng nổi đỏ trên da để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Việc làm này rất có lợi trong việc ngăn ngừa phòng tránh bệnh mề đay tái phát.
2. Quan niệm cứ bệnh mề đay là do gan
Nhiều người cho rằng bị bệnh mề đay chỉ cần uống thuốc hoặc các thảo dược mát gan giải độc là có thể khỏi. Hay nói đúng hơn họ mặc định bệnh mề đay là do gan gây ra. Điều này chỉ đúng một phần bởi không phải lúc nào tác nhân gây bệnh mề đay cũng do gan mà ra. Khi gan hoạt động bình thường nhưng bệnh mề đay mẩn ngứa vẫn xuất hiện thì cần hiểu và tìm nguyên nhân chính xác. Tránh lạm dụng các thuốc giải độc, trị bệnh gan gây phản tác dụng làm bệnh nặng hơn.
CÓ THỂ BIẾT THÊM:
3. Điều trị khỏi tức thời không hướng lâu dài
Hiện nay đa số người bị bệnh mề đay khi phát bệnh thường tìm mua các loại thuốc chống dị ứng kháng histamin uống để cắt cơn ngứa và làm dịu mẩn đỏ phù da. Nhưng ít ai nghĩ rằng cách này chỉ có thể giải cứu tức thời bệnh mề đay tại thời điểm phát bệnh chứ không thể giúp củng cố bệnh tái phát về sau.
Do vậy nên khi bị nổi mề đay mẩn ngứa ngoài việc áp dụng các thuốc giảm ngứa, nổi mẩn thì người bệnh cũng lưu ý áp dụng thêm các thuốc đào thải hết nguy cơ làm bệnh tái phát trở lại. Tốt nhất là nên dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi bệnh đã khỏi.
4. Không kiên nhẫn điều trị
Tính cho tới thời điểm hiện tại có vô số cách điều trị bệnh mề đay nhưng hầu như chỉ với dừng lại ở tác dụng căt giảm cơn ngứa. Muốn điều trị khỏi bệnh cần phối hợp điều trị lâu dài, tác động vào hệ miễn dịch giúp cơ thể tự miễn lại với các tác nhân gây bệnh mà khỏi bệnh hoàn toàn. Muốn vậy người bệnh cần xác định kiên nhẫn điều trị theo hướng dẫn của những người có kiến thức chuyên môn. Tuyệt đối không điều trị ngắt quảng sẽ không mang lại hiệu quả trị bệnh.
5. Bệnh mề đay không nguy hiểm
Với đa số người mắc bệnh xuất hiện các biểu hiện ngứa nổi mề đay ngoài da. Điều này làm nhiều người thiếu cảnh giác với căn bệnh này và cho rằng bệnh không hề nguy hiểm gì.Tuy nhiên đây là căn bệnh có diễn biến khá phức tạp và hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong.
Nhiều trường hợp bệnh mề đay dạng nặng không chỉ gây ngứa, nổi mẩn toàn thân mà còn kèm theo nhiều dấu hiệu khác như tụt huyết áp, suy hô hấp, sốc phản vệ, ngừng thở và nếu không cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong là rất lớn.
Đây là những quan niệm sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh mề đay mà mọi người nên cảnh giác, tránh những suy nghĩ này vô tình làm ảnh hưởng sức khỏe.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!