Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng và những điều cần hiểu rõ

Các loại thuốc kháng Histamin được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh dị ứng gọi là Histamin H1 thường phát huy hiệu quả rất tốt nếu được áp dụng phù hợp. Bên cạnh đó có nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc này gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì thế khi sử dụng thuốc người bệnh cần hiểu rõ và nắm được những điều cơ bản. Dưới đây là các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng thường dùng là những điều cần hiểu rõ về chúng.

Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng thường dùng

+ Thuốc Chlopheniramin:

Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng

  • Công dụng: thuốc dùng để hỗ trợ điều trị dị ứng khi cấp cứu sốc phản vệ hoặc phù mạch cho các trường hợp viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc, dị ứng thuốc, thức ăn,… nặng.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải gồm: chóng mặt, buồn ngủ và nhất là làm tăng nguy cơ bị phì đại tiền liệt tuyến. Đặc biệt thuốc này chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc khi sử dụng có thể gây hẹp môn vị, tác bàng quang. Không dùng chung thuốc với rượu hoặc các loại thuốc an thần khác.

+ Thuốc Alimemazin:

Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
  • Công dụng: thuốc dùng điều trị cho các trường hợp dị ứng da, dị ứng đường hô hấp… Ngoài ra có thể dùng cho các trường hợp trẻ bị nôn trớ, mất ngủ.
  • Tác dụng phụ: gây đau đầu, chóng mặt, miệng khô, người mệt mỏi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ. Khuyến cáo tuyệt đối không dùng chung thuốc này với rượu hay các loại thuốc ức chế hệ thần kinh khác.

+ Thuốc Centirizin hydroclorid:

Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
  • Công dụng: thuốc dùng để điều trị cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải như: nhức đầu, buồn nôn, người mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt,…

+ Thuốc Loratadin:

Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
  • Công dụng: thuốc dùng bổ trợ điều trị cấp cứu sốc phản vệ do dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, nổi mề đay,… Dùng thuốc này thường không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
  • Tác dụng phụ: gây khô miệng, khô mũi, hắt hơi, đau đầy, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn nhịp tim, thậm chí có trường hợp bị sốc phản vệ.

+ Thuốc Promethazin:

Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng
  • Công dụng: điều trị cho các trường hợp bị nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa, viêm kết mạc, say tàu xe.
  • Tác dụng phụ: khô miệng, táo bón, bí tiểu. Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi.

CÓ THỂ XEM THÊM:

Những lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin chống dị ứng

Các loại thuốc kháng histamin chống dị ứng dùng để điều trị cho các trường hợp bị dị ứng có tác dụng rất tốt, làm giảm các triệu chứng như nổi mẩn đỏ trên da, sổ mũi, viêm da,… Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý như sau:

  • Các loại thuốc này chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh mà không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc. Để chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể để áp dụng đúng loại thuốc phù hợp.
  • Các trường hợp dị ứng nặng gây sốc phản vệ dùng thuốc kháng histamin không có tác dụng và chỉ dùng để hỗ trợ điều trị kèm theo các biện pháp cấp cứu.
  • Dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc như gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh,… như đã nói ở trên. Điểm lưu ý quan trọng là không được dùng chung thuốc kháng histamin với rượu.
  • Thận trọng khi dùng các loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ mang thai vì dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy trước khi sử dụng mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng.
  • Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng histamin để chữa dị ứng. Mọi sử dụng đều tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.

Bình luận

Các loại thuốc kháng Histamin chống dị ứng và những điều cần hiểu rõ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn