Bị ngứa da sau sinh do đâu ? Chữa thế nào?

Ngứa da sau sinh là nỗi khổ của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa, cảm giác ngứa này đôi khi bắt nguồn trong thời gian thai kỳ kéo dài tới tận khi sinh con xong. Nỗi khốn khổ của các mẹ bỉm sữa là tình trạng mất ngủ triền miên khi phải chăm con, nếu cộng thêm tình trạng ngứa da sau sinh sẽ càng làm chị em bất an, suy  nhược cơ thể ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Tuyệt đối không nên xem thường khi bị ngứa da sau sinh, khi bùng phát bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp giúp mẹ ổn định tinh thần, bảo vệ sức khỏe và chăm nuôi con mình tốt hơn. 

Bạn quan tâm tới ngứa da sau sinh do đâu?

Giai đoạn sau khi sinh con dễ bùng phát cơn ngứa da, nổi nốt đỏ là do thời điểm này có rất nhiều yếu tố thuận lợi khiến bệnh bùng phát. Một số tác nhân được xác định là nhân tố góp phần gây ngứa da sau sinh như:

  • Nội tiết tố thay đổi sau sinh: Sau khi sinh nội tiết cơ thể người mẹ thay đổi đáng kể, lúc này hệ thống miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân từ  bên ngoài dễ tấn công gây phản ứng dị ứng ngứa ngoài da.
  • Da dễ nhạy cảm hơn: Thời kỳ mang thai sinh con cân nặng tăng nhiều khiến da của chị em bị giãn nở, đứt gãy các liên kết colagen làm cho da cực kì nhạy cảm, dễ bị kích ứng gây ngứa da.
  • Do dùng mỹ phẩm: Một số chị em sau khi sinh đã sử dụng các loại kem trị rạn da, dưỡng da khiến cơ địa bị dị ứng gây ngứa da sau sinh.
  • Dị ứng thực phẩm: Sau sinh thường các mẹ bầu sẽ bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất đạm để nuôi con như sữa, tôm, cua, cá, ghẹ, thịt bò…. Tuy nhiên những loại thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ bị dị ứng gây bệnh mề đay mẩn ngứa do gặp phải protein lạ. Những người có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì càng cần chú ý thực đơn sau sinh giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng mẩn ngứa.
  • Một số tác nhân khác: Môi trường ô nhiễm, vệ sinh cá nhân kém, phấn hoa, thời tiết….

Chữa ngứa da sau sinh bạn cần thực hiện

Mục tiêu chính là giảm cơn ngứa, giúp người mẹ sau sinh không còn cảm giác ngứa bứt dứt khó chịu nữa. Để làm được điều này mọi người có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:

→ Bài liên quan: Bà bầu bị nổi mề đay – Cách xử lý an toàn nhất

     ♦ Giảm ngứa bằng mẹo tự nhiên an toàn

Bạn có thể giảm cơn ngứa bằng một số biện pháp tự nhiên được dân gian truyền lại một cách đơn giản từ các thảo dược vị thuốc dân gian. Cách này có ưu điểm là an toàn cho mẹ và bé, dễ kiếm dễ thực hiện ngay tại nhà. Các thảo dược, vị thuốc hay được dùng như: Lá khế, lá kinh giới, mướp đắng, kim ngân hoa, ngải cứu, ích mẫu, ké đầu ngựa v.v….

+) Khi dùng: 

  • Chườm nóng; Hơ trên lửa nóng sau đó bọc vào vải mỏng chườm lên vùng da bị ngứa sẽ giảm ngứa cho mẹ sau sinh khá tốt.
  • Dùng Uống: Lấy các thảo dược vị thuốc nấu nước uống giảm ngứa từ bên trong. ( Khi dùng uống cần tham khảo lời khuyên thầy thuốc để biết vị thuốc nào được dùng hoặc không, cân bằng liều lượng cho kết quả tốt nhất.

♦ Giảm ngứa da sau sinh bằng thuốc

Dùng thuốc tây trị ngứa da sau sinh cho mẹ bỉm sữa thường dùng nhóm thuốc kháng histamin, tuy nhiên nhóm thuốc này cần lưu ý chỉ được dùng một số loại thuốc cho mẹ, bởi có những thuốc có thể đi qua tuyến sữa, trẻ bú sữa có chứa thành phần thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Sau khi cắt cơn ngứa thì nên ngừng thuốc và các mẹ nên hạn chế dùng thuốc tây kéo dài.

♦ Tới cơ sở y tế khám chữa bệnh

Trường hợp ngứa da sau sinh gây ngứa nghiêm trọng, tổn thương da và ngứa kéo dài thì cần được chuyển tới bệnh viện để khám và điều trị. Phòng ngừa những bệnh liên quan đến gan mật gây ngứa.

→ Học ngay:Kinh nghiệm chữa mề đay cho bà bầu trên webtretho

Hi vọng các mẹ bỉm sữa sẽ có kinh nghiệm chăm sóc bản thân mình nhờ những thông tin trên đây! 

Bình luận

Bị ngứa da sau sinh do đâu ? Chữa thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Tốt

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn