Ngứa lòng bàn tay bàn chân – Nguyên nhân và cách chữa
Triệu chứng ngứa lòng bàn tay bàn chân không hề hiếm gặp, ngược lại còn rất phổ biến, ảnh hưởng tới rất nhiều đối tượng khác nhau. Ngứa lòng bàn tay bàn chân không phải bùng phát do một nguyên nhân, thế nên khi bị ngứa ngứa lòng bàn tay bàn chân chớ có xem thường, bởi cũng có thể là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm. Cần tỉnh táo đề phòng trước tránh những tác hại không tốt có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên biết rõ nguyên nhân và cách chữa ngứa lòng bàn tay bàn chân tránh phạm phải sai lầm không đáng có.
Nguyên nhân và cách chữa ngứa lòng bàn tay bàn chân
Tìm ra nguyên nhân chính xác phát bệnh sẽ hỗ trợ tích cực vào quá trình điều trị phục hồi bệnh. Thế nên muốn chữa ngứa lòng bàn tay bàn chân khỏi bạn cần tìm hiểu những yếu tố gây bệnh và cách chữa dưới đây.
♦ Ngứa lòng bàn tay bàn chân do dị ứng tiếp xúc
Dị ứng tiếp xúc với nguồn nước bẩn, chất giặt tẩy, hóa chất công nghiệp hay tiếp xúc với đồ dùng hàng ngày ( dép, áo, quần…). Dị ứng tiếp xúc biểu hiện với triệu chứng ngứa bứt dứt, nổi mụn và có thể bị viêm loét nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm. Dị ứng tiếp xúc không chỉ gây ngứa lòng bàn tay bàn chân mà đôi khi còn gây ngứa toàn thân.
⇒ Cách điều trị:
Nếu bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do dị ứng tiếp xúc thì người bệnh cần tìm ra chất gây kích ứng, ngừng tiếp xúc để bệnh không tiếp tục nặng hơn. Thời gian khỏi bệnh dị ứng tiếp xúc thường từ 5-10 ngày là khỏi.
+ Nhẹ: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bằng nước, rửa trôi các chất gây kích ứng dị ứng bám trên vùng da tay da chân giảm ngứa. Ngoài ra có thể ngâm rửa nước muối để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn mà không cần dùng thuốc.
+ Nặng: Trường hợp bị dị ứng tiếp xúc nặng với các triệu chứng như tổn thương da, viêm loét thì cần dùng một số thuốc sát trùng, và thuốc kháng histamin giảm ngứa.
⇒ Tham khảo : Cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn
♦ Ngứa lòng bàn tay bàn chân do bệnh tổ đỉa
Đặc trưng của bệnh tổ đỉa là chỉ xuất hiện ở bàn tay và bàn chân, với biểu hiện ngứa nhiều, ngứa liên tục kèm theo một số các triệu chứng khác như nổi mụn nước chứa dịch sâu dưới da, ngứa dai dẳng, hay tái phát nhiều lần. Các mụn nước có thể bị vỡ ra gây viêm loét và dịch nước có thể lây lan sang những vùng da khác và ngày trầm trọng hơn.
⇒ Cách điều trị:
Tổ đỉa là một bệnh nhiễm khuẩn gây nên do đó sử dụng các biện pháp tự nhiên khó chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc điều trị bệnh tổ đỉa có tác dụng tốt trong điều trị như:
+ Thuốc bôi ngoài da: xanh methylen, thuốc mỡ ( dermovate, flucinar, lorinden, eumovate….) , thuốc làm ẩm da ( cetaphyl, cleanser, physiogel…). Các thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị nhiễm khuẩn, làm khô da giúp vết thương nhanh lành hơn.
+ Thuốc uống: Trường hợp bệnh tổ đỉa nặng kèm theo viêm nhiễm diện rộng có thể dùng một số thuốc uống cho hiệu quả toàn thân như thuốc kháng sinhc, thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng ( loratadin, citirizin, telfast…), một số chỉ định của bác sĩ có thể dùng thuốc corticoid ngắn hạn để trị các triệu chứng của bệnh.
♦ Ngứa lòng bàn tay bàn chân do bệnh xơ gan ứ mật
Một nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay bàn chân nữa là ít người cảnh giác đó chính là do bệnh xơ gan ứ mật. Khi chức năng gan, mật bị trục trặc chất độc không được đào thải ra ngoài cơ thể, thay vào đó chúng tiết vào máu và kích thích vào các dây thần kinh cảm giác gây ngứa da ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân. Theo các bác sĩ nhận định, ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể là do bệnh xơ gan ứ mật giai đoạn đầu. Một số triệu chứng kèm theo là mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, khô miệng, khô mắt.
⇒ Cách điều trị:
Để giảm ngứa lòng bàn tay bàn chân khi mắc phải bệnh xơ gan ứ mật thì buộc người bệnh phải tích cực điều trị bệnh từ nguyên nhân gây ra.
Điều trị xơ gan ứ mật có thể dùng một số thuốc như: ursodiol và colchicine, kèm theo thuốc cholesstyramine để giảm ngứa. Trong trường hợp nặng các bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cây ghép gan. Xơ gan ứ mật là một bệnh nặng vì thế cần phải tới bệnh viện điều trị để có kết quả tốt nhất.
⇒ Xem thêm : Nổi mụn nước ngứa trên cánh tay và cách điều trị
♦ Ngứa lòng bàn tay bàn chân do bệnh á sừng
Tương tự như bệnh tổ đỉa, bệnh á sừng chỉ phát bệnh khu trú tạo vùng tay và chân. Với các biểu hiện đặc trưng như da tay, da chân bị bong tróc, khô, nứt nẻ ở các ria, gót chân và các ngón chân, dày sừng kèm theo ngứa da. Ngứa không thường xuyên, ngứa do khô da kích ứng gây nên.
⇒ Cách điều trị:
Ngứa không thường xuyên vì thế có thể dùng một số biện pháp giảm ngứa như bôi kem dưỡng ẩm và một số thuốc trị bệnh á sừng như:
- Thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval.
- Một số trường hợp nặng có thể dùng thuốc kháng sinh tác động tại chỗ hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn.
- Các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
Tổng kết lại có thể thấy ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuyệt đối không nên xem thường, hãy tới bệnh viện nếu nghi ngờ mình đang thuộc 4 trường hợp trên để được chỉ định dùng thuốc đúng bệnh khỏi nhanh. Ngoài ra khi bị ngứa lòng bàn tay bàn chân bạn cũng chú ý tới vệ sinh sạch sẽ, ăn uống điều độ giữ gìn sức khỏe tốt để bệnh chóng lành.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!