Bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết ? Có nguy hiểm?

Những biểu hiện khi bị dị ứng thuốc làm cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống. Nhưng liệu bị bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết và mức độ nguy hiểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời qua bài viết hôm nay. 

Bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết ?

Hiện tượng dị ứng thuốc có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta. Tùy theo cơ địa của từng người có thể bị dị ứng thuốc đông y, tây y hoặc thuốc nam. Thông thường những loại thuốc hay gây dị ứng là thuốc kháng sinh, thuốc hạ nhiệt, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh phong, thuốc sốt rét… Chúng ta có thể hiểu đơn giản về hiện tượng dị ứng thuốc như sau: histamin là chất luôn tồn tại trong cơ thể và các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện. Khi chất lạ vào cơ thể dễ làm đứt các nối tĩnh điện làm cho histamin bị phóng thích. Lúc này sẽ tạo nên tác động lên tim, lên não, lên hô hấp, lên hệ tiêu hóa. Vì vậy khi bị dị ứng thuốc người bệnh thường có biểu hiện: tim đập nhanh, nhức đầu, nghẹt thở, co thắt cơ trơn.

bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết

Về câu hỏi bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết, bác sĩ Trần Thị Minh (Bệnh viện Da Liễu TPHCM): “Dị ứng thuốc là một trong những hiện tượng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Diễn biến của dị ứng thuốc rất phức tạp mà nhiều khi chúng ta không thể lường trước được. Việc xác định bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết là một trong những câu hỏi rất khó trả lời. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng dị ứng, cơ địa của từng người, hướng điều trị, biện pháp chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị...”

Chúng ta không thể lường trước được những gì có thể xảy ra khi không may bị dị ứng thuốc. Vậy nên khi có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng phải tiến hành các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Mức độ nguy hiểm khi bị dị ứng thuốc

Khi bị dị ứng thuốc, cơ thể xảy ra hàng loại các triệu chứng, nếu không tiến hành các biện pháp can thiệp sẽ làm xảy ra rất nhiều phản ứng nguy hiểm. Trước khi tìm hiểu những nguy hiểm đó là gì? Chúng ta hãy cùng nghe tâm sự của một bệnh nhân từng bị dị ứng thuốc: “Hôm đó do quá nhức đầu tôi có dùng paracetamol để giảm đau. Cứ nghĩ rằng đau đầu quá uống nhiều một chút cho nhanh khỏi nên tôi dùng 1 lúc 4 viên paracetamol. Đỡ nhức đâu không thấy, chỉ một lát sau tim tôi có cảm giác đập mạnh, mồ hôi túa ra liên tục… Sợ quá tôi có nhờ người nhà đưa đi cấp cứu và được biết mình bị dị ứng thuốc. Giờ kể lại tôi vẫn cảm thấy sợ

sốc phản vệ do dị ứng thuốc

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm khi bị dị ứng thuốc, chúng tôi xin đưa ra một vài biểu hiện cũng như những hậu quả nếu không có biện pháp can thiệp sớm. Cụ thể như sau:

  • Nổi mề đay: làm người bệnh có cảm giác nóng bừng, nổi mề đay kèm theo cảm giác ngứa, sẩn phù. Nếu không can thiệp có thể dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi và sốt cao.
  • Phù Quincke: xuất hiện ở những vùng da mỏng như: môi, mắt, bộ phận sinh dục,… Trong trường hợp ở họng hoặc thanh quản có thể làm cho bệnh nhân bị nghẹt thở…
  • Sốc phản vệ: hoảng hốt, bồn chồn có các triệu chứng, huyết áp tụt, khó thở, ngứa ran, đau bụng… Nếu không can thiệp kịp thời bệnh nhân sẽ bị nghẹt thở, tim ngừng đập và tử vong sau ít phút.

Qua những thông tin trên có lẽ bạn đọc đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi: Bị dị ứng thuốc bao lâu mới hết? Chúng ta cần phải kết hợp các biện pháp thì việc điều trị mới được rút ngắn. Ngoài việc dùng các biện pháp theo chỉ định của bác sĩ bạn cũng cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Chúc các bạn nhanh chóng lành bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Bình luận

Bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết ? Có nguy hiểm?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Tốt

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn