Nổi mề đay ngứa có gãi được không? Ngứa quá không chịu nổi?
“Bình thường em ăn tôm không sao mà hôm qua đi ăn với công ty, chỉ ăn có vài con mà tối về thấy những sẩn đỏ nổi lên khắp người. Mẹ em nói bị vậy là bị nổi mề đay. Nhưng càng về đêm những cơn ngứa lại nổi nhiều hơn làm cả đêm hôm qua em không thể nào ngủ nổi. Chuyên gia cho em hỏi nổi mề đay ngứa có gãi được không? Cảm ơn chuyên gia!” (Nguyễn Bình An – Lâm Đồng)
Trước hết xin cảm ơn bạn Bình An đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chuyên trang của chúng tôi. Về câu hỏi của bạn “Nổi mề đay ngứa có gãi được không? Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn thông qua một số thông tin dưới đây.
Những nguyên nhân nổi mề đay thường gặp
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bệnh mề đay thông qua các biểu hiện: da nổi sẩn đỏ hoặc hồng nhạt; xuất hiện những cơn ngứa nhất là khi trời lạnh và vào buổi tối,… Đây là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Thực phẩm: một số thực phẩm có chứa thành phần gây độc, hàm lượng protein quá cao có thể phản ứng lại hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra tình trạng nổi mề đay. Có thể kể đến đại diện như: hải sản, nấm, thịt đỏ, ngũ cốc, rượu, bia và các chất kích thích…
+ Sử dụng thuốc tây: một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với một số thành phần của thuốc. Một số thuốc hay gây dị ứng: thuốc tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài da…
+ Thời tiết: thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể chưa kịp thích ứng nên phản ứng tự vệ vô tình tạo ra mề đay, mẩn ngứa. Với những người có cơ địa nhạy cảm, thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá cũng đều có thể làm nổi mề đay.
+ Sử dụng mỹ phẩm: các thành phần trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng nổi mề đay tại chỗ hay toàn thân. Vì vây, bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng: sữa rửa mặt, phấn trang điểm, kem trị mụn…
Các yếu tố: phấn hoa, lông thú nuôi, yếu tố tâm lý, hóa chất, chất tẩy rửa… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta phải hết sức lưu ý.
Liệu nổi mề đay ngứa có gãi được không?
Thông thường khi mắc bệnh nổi mề đay, bệnh nhân cảm thấy rất ngứa. Những cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối vì lúc này da bị mất đi một lượng ẩm nhất định. Tuy không nguy hiểm nhưng biểu hiện ngứa làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Những cơn ngứa xuất hiện nhiều có thể làm bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi và hay cáu gắt.
Nhiều người không chịu nổi nên gãi nhưng điều này là không nên và được các chuyên gia da liễu khuyến cáo về mức độ nguy hiểm. Việc dùng tay gãi không làm giảm ngứa mà có thể làm những cơn ngứa lan rộng ra các vùng da khác. Nghiêm trọng hơn, việc gãi có thể làm cho da bị trầy xước, dẫn đến chảy máu và bội nhiễm. Vì vậy, bạn nên hết sức chịu đựng và tuyệt đối không được gãi khi có những triệu chứng của bệnh mề đay.
Cách giảm ngứa khi nổi mề đay hiệu quả
Vì không thể gãi nên bạn cần phải sử dụng các biện pháp để giảm những cơn ngứa, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn một số cách đơn giản bạn có thể áp dụng.
** Dùng khăn nóng
Nhiệt độ của khăn có thể làm giảm bớt lượng vi khuẩn gây ngứa da. Bạn thực hiện theo các bước sau:
+ Dùng một tấm khăn dày hơ trên lửa nóng.
+ Khi khăn còn nóng dùng chườm ngay lên vùng da bị nổi mề đay. Chú ý không nên để quá nóng có thể làm bỏng da.
** Dùng lá ngải cứu
Ngải cứu cũng là một nguyên liệu giúp điều trị các bệnh ngoài da rất tốt. Thành phần của lá ngải cứu có chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp những cơn ngứa giảm nhanh chóng. Bạn có thể dùng nguyên liệu này để giảm ngứa theo các bước sau:
+ Cho lá ngải cứu và một chút muối đem lên bếp rang nhỏ lửa.
+ Đến khi lá ngải cứu nóng rang thì bỏ vào miếng khăn mỏng.
+ Chườm trực tiếp lên vùng da bị mề đay, đảm bảo những cơn ngứa sẽ giảm nhanh chóng.
Chắc chắn những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn có thể tự trả lời được câu hỏi: Nổi mề đay mẩn ngứa có gãi được không. Mong rằng bạn sẽ tìm được biện pháp hữu hiệu nhất để điều trị căn bệnh khó chịu này.
** Dùng lá khế
Nếu nhắc đến các nguyên liệu điều trị bệnh da liễu chúng ta không nên bỏ qua lá khế. Đây là nguyên liệu có khả năng chữa triệu chứng phong nhiệt, giải độc trên da rất tốt. Vì vậy, nếu muốn giảm ngứa khi bị nổi mề đay bạn nên dùng nguyên liệu này. Bạn thực hiện theo các bước như sau:
+ Lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo rồi bỏ lên chảo nóng.
+ Đảo đều khi lá héo có độ nóng vừa phải thì lấy chà lên vùng da bị nổi mề đay.
+ Tiếp tục chà cho đến khi những cơn ngứa giảm hẳn.
Ngoài việc sử dụng các cách trên bạn cũng nên uống thật nhiều nước. Uống nước nhiều sẽ giúp tăng quá trình trao đổi chất, bài tiết các chất độc hại, giúp giảm ngứa hiệu quả. Bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để tìm hướng điều trị, nếu quá lo lắng có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những thông tin trên có lẽ đã giúp bạn biết được nổi mề đay ngứa có gãi được không. Hy vọng bạn sẽ sớm tìm ra giải pháp hữu hiệu để điều trị tình trạng này. Chúc bạn mau khỏe.
Bạn có thể tham khảo thêm
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!