Bị nổi mề đay khi ra gió nên làm gì?
Thời tiết gió, lạnh gần đây là cơ hội để nhiều bệnh ngoài da phát triển. Có lẽ vì vậy mà rất nhiều bạn gửi câu hỏi về cho chuyên trang chuabenhmeday.net để hỏi: bị nổi mề đay khi ra gió nên làm gì? Những thông tin cơ bản này hết sức quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe, vì vậy chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết hôm nay.
Cách chữa nổi mề đay khi ra gió bạn có thể áp dụng
Bệnh nổi mề đay khi ra gió được xếp vào loại bệnh nổi mề đay do dị ứng thời tiết. Sở dĩ chúng ta xuất hiện mề đay trong trường hợp này là do nhiệt độ của môi trường thay đổi đột ngột làm cho cơ thể không kịp thích nghi. Lúc này gió sẽ làm cho cơ thể sản xuất ra nhiều histamin, chất này sẽ phản ứng với các hóa chất của hệ thống miễn dịch gây nổi mề đay mẩn ngứa. Bạn không nên chủ quan với hiện tượng này vì bệnh mề đay có thể chuyển nặng nếu chúng ta không có các biện pháp can thiệp. Việc phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng bệnh được chữa khỏi hoàn toàn sẽ cao hơn.
Khi có những biểu hiện nổi mề đay khi ra gió bạn không nên quá lo lắng. Tùy theo cơ địa của mỗi người, một số bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh khi chúng ta cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cụ thể là vitamin A, vitamin C và vitamin E thông qua ăn uống. Nhưng nhiều trường hợp phải sử dụng các biện pháp điều trị thì mới khỏi bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị sau:
1/ Dùng thuốc tây y
Sau khi tiến hành các xét nghiệm cũng như các biện pháp thăm khám, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng bệnh và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Thông thường, để điều trị bệnh nổi mề đay khi ra gió chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamin thường được sử dụng để ức chế hoạt động của histamin, hạn chê ngứa da. Các bác sĩ da diễu thường cho bệnh nhân của mình sử dụng các loại thuốc sau: Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine, Cyproheptadine…
- Thuốc Doxepin được dùng để điều trị chứng lo âu, trầm cảm. Khi bị bệnh thường làm cho bệnh nhân cảm thấy lo âu, việc dùng thuốc có thể giúp chúng ta thoải mái hơn.
- Thuốc bôi: có tác dụng điều trị các triệu chứng ngoài da. Chúng ta thường dùng Mentol 1%, thuốc corticoid…
Việc dùng các loại thuốc tây y phải hết sức thận trọng, tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ. Bạn không được tự ý sử dụng vì những thành phần của thuốc có thể gây tác dụng phụ mà chúng ta không thể lường trước được.
2/ Dùng thuốc đông y
Nếu việc điều trị bằng thuốc tây y lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận thì thuốc đông y có thể khắc phục được điều này. Với những thành phần từ tự nhiên rất an toàn ngay cả khi sử dụng lâu dài, các bài thuốc đông y có tác dụng bổ thận, mát gan, thanh lọc cơ thể… Cách điều trị này vừa điều trị bệnh vừa phòng chống bệnh tái phát rất hiệu quả.
Có rất nhiều bài thuốc đông y trị nổi mề đay khi ra gió. Bạn nên tham khảo để tìm những bài thuốc vừa có uy tín lại vừa có hiệu quả. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin gợi ý một bài thuốc trị nổi mề đay khi ra gió được khá nhiều người áp dụng.
- Nguyên liệu: 10g mỗi loại (liên kiều, kim ngân, bạc hà, ngưu hoàng, kinh giới), 15g mỗi loại (phù bình, sinh địa, lô căn, trức điệp, ké đầu ngựa)
- Bạn đem các nguyên liệu nấu trong 1 thang thuốc, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
3/ Dùng bài thuốc dân gian
Thực tế có nhiều người không cần dùng thuốc tây y hay đông y gì cả. Bạn chỉ cần dùng các nguyên liệu liệu quanh nhà cũng có thể điều trị bệnh nổi mề đay khi ra gió hiệu quả. Cách làm này không những an toàn mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí điều trị. Có nhiều bài thuốc dân gian được lưu truyền và có tác dụng tốt mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể 2 bài thuốc sau:
** Dùng chè xanh
Lá chè xanh là nguyên liệu hết sức quen thuộc có thể điều trị các bệnh ngoài da trong đó có bệnh nổi mề đay. Do trong thành phần của loại lá này có chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh có tác dụng điều trị bệnh. Đồng thời, các dưỡng chất giúp những tổn thương được phục hồi nhanh chóng hơn. Bạn có thể tiến hành việc điều trị theo các bước sau:
- Lấy một nắm lá chè xanh rửa thật sạch.
- Vò nát rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước.
- Đợi nước sôi rồi bắt xuống để nguội bớt.
- Dùng nước lá để tắm còn phần bã lá chà xát lên vùng da bị mề đay.
** Dùng đu đủ xanh
Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh chỉ bằng cách dùng nguyên liệu quen thuộc này. Trong đu đủ canh có nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời beta caroten có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng cách điều trị mề đay khi ra gió bằng đu đủ xanh như sau:
- Chuẩn bị: đu đủ xanh, gừng tươi, giấm gạo
- Đu đủ xanh cắt ra bỏ hạt, để nguyên vỏ và thái thành từng lát mỏng.
- Gừng cạo vỏ rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
- Trộn đu đủ và gừng rồi cho giấm vào trộn đều rồi bắt lên bếp nấu.
- Nấu cho đến khi nào giấm khô hết và thấm vào gừng và đu đủ là được.
- Dùng để ăn thành 2 bữa trong ngày. Sử dụng trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.
Với các cách điều trị bằng các bài thuốc dân gian này bạn cần phải kiên trì thì mới có hiệu quả. Cơ thể cần thời gian để hấp thụ các dưỡng chất và tiến hành quá trình phục hồi, tái tạo da. Những cách làm này thường không hiệu quả với những bệnh nhân bị bệnh quá nặng.
Biện pháp đề phòng nổi mề đay khi ra gió
Bệnh nổi mề đay khi ra gió là căn bệnh da liễu rất phổ biến có thể xuất hiện ở bất kì ai vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Cụ thể, bạn nên làm những điều sau:
- Mỗi khi trời gió hoặc thời tiết chuyển lạnh cần phải giữ ấm cho cơ thể, hạn chế đi ra ngoài vào những ngày thời tiết lạnh.
- Vệ sinh da thật sạch sẽ giúp cho da thông thoáng, sạch sẽ tránh vi khuẩn virus xâm nhập và gây viêm nhiễm. Đặc biệt nếu bị mề đay khi ra gió bạn nên tắm nước nóng, không nên tắm nước lạnh.
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm vì có thể dễ gây kích ứng da.
- Có chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cho da. Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin A, vitamin C và vitamin E có tác dụng rất tốt cho làn da của bạn. Đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thịt bò, hải sản… có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe nhằm hạn chế nguy cơ nổi mề đay khi ra gió. Đồng thời giúp chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh.
Bạn có thể xem thêm :
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!