Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng và cách chữa
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ không phải là điều dễ dàng, vì trẻ em thường có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Một biểu hiện cụ thể nhất là trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng. Có rất nhiều cha mẹ không biết nguyên nhân tại sao trẻ lại bị như vậy? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa trị khi trẻ không may rơi vào tình trạng này.
Tại sao trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng ?
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng mà bạn cần phải biết. Điều này rất quan trọng trong việc phòng tránh cũng như áp dụng các biện pháp điều trị bệnh triệt để nhất cho bé. Chúng ta có thể kể ra vài nguyên nhân thường gặp như sau:
** Sức đề kháng còn yếu
Trẻ em đang trong quá trình phát triển, hệ thống cơ quan cũng như sức đề kháng chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, cơ thể của bé rất mỏng manh và nhạy cảm trước những tác nhân gây hại từ môi trường cũng như nhiều yếu tố khác. Trong đó da ở vùng bụng và lưng là hai bộ phận dễ phát hiện và thường mắc bệnh nhiều nhất.
** Sự thay đổi của thời tiết
Cơ thể của bé cũng khá nhạy cảm với thời tiết, cụ thể khi thời tiết nắng nóng, da bé thường xuất hiện rôm sảy, nổi mẩn đỏ. Đó là do sự tác động của nhiệt độ từ bên ngoài, làm gia tăng các phản ứng bên trong cơ thể tạo ra những nốt mẩn đỏ tập trung ở bụng và lưng.
** Viêm da
Biểu hiện của bệnh viêm da cũng gây ra những nốt mẩn đỏ ở khắp cơ thể, nhất là vùng bụng và lưng. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ, vì vậy bạn cần phải hết sức lưu ý nguyên nhân này.
** Nhiễm khuẩn
Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng thì nhiều khả năng trẻ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút. Bạn cần phải tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
** Sốt phát ban
Đây cũng là một nguyên nhân làm trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng mà bạn không nên bỏ qua. Đây là loại sốt do vi trùng gây ra. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện: mảng nhỏ màu hồng, có thể hơi cộm, xung quanh xuất hiện quầng trắng, thường không gây ngứa.
** Dị ứng thực phẩm
Trẻ tiếp xúc với thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò cũng khiến da bé bị nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, nếu trong thời kì cho con bú, mẹ sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng thì có thể xuất hiện những phản ứng tương tự.
Cách chữa khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng
Tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Những nốt mẩn đỏ kèm theo ngứa sẽ làm trẻ đưa tay lên gãi, gây trầy xước và những tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra khi mắc bệnh trẻ thường hay quấy khóc, khó chịu, lười ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Cụ thể, bạn có thể tham khảo vài cách chữa như sau:
1/ Sử dụng thuốc Tây y
Khi trẻ có những biểu hiện bệnh, nếu không xác định được nguyên nhân gây bệnh, bạn nên đưa trẻ tới các phòng khám và bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc và hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau
** Thuốc uống
♦ Nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa. Có rất nhiều loại thuốc có thể lựa chọn, bao gồm:
+ Thuốc thế hệ 1: promethazin hydroclorid, brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid…
+ Thuốc thế hệ 2: oratadin, cetirizin hydroclorid; fexofenadin; acrivastin…
♦ Nhóm thuốc steroid: có tác dụng trong việc điều trị các trường hợp nặng. Với thành phần riêng biệt, nhóm thuốc này có thể chống viêm, chống ngứa, chống phù nề rất hiệu quả
♦ Nhóm thuốc kháng sinh: được sử dụng khi không may bị bội nhiễm. Tuy nhiên chỉ có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng chứ không giảm được nổi mẩn. Bạn có thể dùng: gentamycin, clotrimasol, neomycin…
** Thuốc bôi
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi để điều trị mẩn đỏ ở trẻ. Thông thường chúng ta sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
+ Nhóm thuốc crotamiton: thuốc bôi có tác dụng giảm ngứa, giảm gãi, tránh trầy xước và bội nhiễm cho trẻ. Thông thường thuốc có tác dụng trong vòng 6 giờ nên duy trì bôi 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.
+ Nhóm thuốc steroid: giảm ngứa, chống phù nề nhưng không được bôi trên diện rộng và không dùng trong thời gian dài.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân theo những chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua và thay đổi liều lượng của thuốc. Khi có bất kì biểu hiện lạ gì cũng phải tới ngay bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời
3/ Cách chữa dân gian
Đây cũng là một cách chữa khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng mà mẹ nên áp dụng. Các bài thuốc dân gian với nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Cách chữa này rất hiệu quả với những bé bị bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ cần kiên trì thực hiện vài ngày là đã hết hẳn. Bạn có thể tham khảo ngay 2 cách sau:
♦ Quả mướp đắng: có tác dụng kháng khuẩn, làm mát rất tốt. Bạn chỉ cần cho mướp đắng vào nồi nước nấu sôi lên rồi dùng tắm cho bé hàng ngày.
♦ Lá khế: có nhiều tác dụng trong việc điều trị các nốt mẩn đỏ của bé. Chúng ta thực hiện bằng cách lấy một nắm lá khế sao vàng rồi chà lên vùng da bị tổn thương của bé. Chú ý không để nóng quá có thể làm tổn thương da.
4/ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị trên, chế độ sinh hoạt cũng hết sức quan trọng. Bạn cần phải:
+ Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho trẻ bằng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ em.
+ Đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, sử dụng nhiều rau và trái cây để tăng cường sức đề kháng. Nếu trẻ lười ăn có thể cho ăn soup, cháo… và chia thành nhiều bữa trong ngày để dễ tiêu hóa hơn.
⇒ Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu những nguyên nhân cũng như cách chữa khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!