Trẻ bị nổi mề đay thường có những triệu chứng gì?

“Mọi người ơi, trẻ bị nổi mề đay thường có những triệu chứng gì ạ? Mấy nay cứ chiều chiều là bé nhà em lại xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa da nên bé hay quấy khóc mà cũng lười ăn nữa. Mọi người ai cũng bảo bé bị bệnh mề đay nhưng em chưa bao giờ rơi vào trường hợp này nên khá hoang mang vì không biết nên làm thế nào? Có anh chị nào có kinh nghiệm giúp em với (Hoàng Thu – Buôn Ma Thuột)

Khi trẻ bị mề đay thường có những triệu chứng gì?

Trước hết bạn cần hiểu nổi mề đay là gì? Đây là một hiện tượng cho thấy biểu hiện của một phản ứng xảy ra bên trong cơ thể do hệ miễn dịch chống lại chất lạ xâm nhập từ bên ngoài. Phản ứng này sinh ra chất trung gian hóa học Histamin. Căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhất là trẻ em. Đó là do trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển nên không chống lại được các tác nhân gây bệnh. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị nổi mề đay, đó có thể là: sự thay đổi của thời tiết, tiếp xúc với vật nuôi, chất liệu quần áo, thực phẩm bé được dùng…

Nhiều người vẫn chưa nắm được khi trẻ bị bệnh mề đay thường có những triệu chứng gì? Những thông tin này rất quan trọng giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và có thể phân biệt căn bệnh da liễu này với nhiều căn bệnh khác. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được cho mình những cách điều trị phù hợp. Cụ thể, khi trẻ mắc bệnh mề đay, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thông qua các triệu chứng sau:

1/ Ngứa 

Đây là một trong những biểu hiện rất tiêu biểu của phần lớn các bệnh ngoài da. Khi mắc bệnh mề đay người bệnh sẽ cảm thấy rất ngứa. Đó là phản ứng của histamin và dị nguyên gây ra. Những cơn ngứa xuất hiện nhiều làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Nhiều trẻ không tự chủ được khi ngứa thường tìm cách gãi. Việc gãi không làm bớt ngứa mà ngược lại càng tạo điều kiện để những đốm mề đay lan rộng. Thậm chí, việc gãi nhiều dễ làm cho da trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm da bị bội nhiễm. trẻ bị ngứa khi bị bệnh mề đay

2/ Nổi mẩn đỏ

Trên da của trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, đây là tổn thương do bệnh mề đay gây ra. Những nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Đặc biệt khi bạn càng gãi thì những nốt mẩn đỏ càng xuất hiện nhiều hơn.

trẻ bị nổi mẩn đỏ khi bị mề đay

3/ Phù mạch

Đây là một trong những biểu hiện cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Lúc này các ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột có thể làm sưng to một vùng gọi là phù mạch. Biểu hiện này thường xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như: môi, mí mắt, cơ quan sinh dục ngoài… Hơn nữa, phù mạch còn xuất hiện ở những cơ quan nội tạng như thanh quản, ống tiêu hóa gây khó thở, đau bụng, rối loạn nhịp tim dễ dẫn đến sốt phản vệ. Triệu chứng này hết sức nguy hiểm chúng ta cần phải đặc biệt.

mề đay dẫn đến phù mạch ở trẻ

4/ Sốt nhẹ 

Bệnh nổi mề đay có thể làm cho trẻ sốt nhẹ, biểu hiện này là do khi mắc bệnh mề đay sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bạn cũng không nên bỏ qua biểu hiện này, mà phải tìm cách hạ sốt cho trẻ ngay.

3/ Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ

Với những trẻ còn quá nhỏ chúng ta chỉ có thể theo dõi thông qua những biểu hiện của trẻ. Khi bị nổi mề đay cơ thể mệt mỏi nên trẻ thường hay quấy khóc. Đặc biệt, buổi tối những cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn dễ làm cho trẻ quấy khóc và khó ngủ. Sở dĩ mề đay ngứa nhiều hơn vào ban đêm là do lúc này da mất đi độ ẩm đáng kể, da khô nên dễ bị ngứa hơn.

bị mề đay trẻ hay khóc

4/ Trẻ mệt mỏi biếng ăn

Trẻ thường rất lười ăn khi bị nổi mề đay. Những biểu hiện bệnh làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Đồng thời lúc này hoạt động của hệ tiêu hóa cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa để bé dễ hấp thụ hơn.

trẻ thường lười ăn khi bị mề đay

Khi trẻ có những triệu chứng bệnh nổi mề đay như trên, chúng ta không được lơ là chủ quan, cần đưa trẻ đến ngày các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Cách phòng chống nổi mề đay cho trẻ

Trẻ có thể bị mắc bệnh mề đay vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh cho trẻ.

  • Vệ sinh cho trẻ thường xuyên và đúng cách: không sử dụng nước nóng quá dễ gây khô da, sử dụng các sản phẩm chuyên dùng cho trẻ vì các loại xà phòng thường có tính sát khuẩn cao không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
  • Mặc những bộ quần áo có chất liệu mềm, thoáng mát, rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi. Khi trời lạnh cần đảm bảo đủ ấm cho trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn hàng ngày. Bạn cần tăng cường thêm nhiều khoáng chất và vitamin để nâng cao sức đề kháng của trẻ, điều trị các triệu chứng bệnh.

Mong rằng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ bạn đã có thể biết được khi trẻ bị mề đay thường có những triệu chứng gì. Đây là một trong những thông tin rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Trẻ bị nổi mề đay thường có những triệu chứng gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Tốt

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn