Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu và cách chữa an toàn
“Bé nhà em mới được 2 tháng tuổi, trộm vía bé rất ngoan và ít khi quấy khóc. Mấy ngày gần đây không hiểu sao bé hay bị nổi mẩn đỏ ở đầu, hay tỏ ra khó chịu và lười bú nữa. Bác sĩ cho em hỏi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu có phải là hiện tượng hay gặp và xuất phát từ nguyên nhân nào ạ”. Trên đây là câu hỏi của bạn Hải Yến đến từ Lâm Đồng, đây cũng là một hiện tượng rất hay gặp ở các bé sơ sinh. Dưới đây là những thông tin hữu ích được các chuyên gia của chúng tôi cung cấp xung quanh vấn đề này.
4 nguyên nhân có thể làm trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh có vai trò rất quan trọng, giúp chúng ta xác định được chính xác hướng đi, nhờ đó mà việc điều trị bệnh sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Các bé tuổi còn nhỏ nên sức đề kháng còn yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu thường xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
** Bị tăng tuyến bã nhờn
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, thương có nhọt và nhỏ hơn mụn trứng cá. Những biểu hiện bệnh xuất hiện nhiều ở đầu, nếu không được điều trị sớm sẽ lan xuống cổ, khuỷu tay…
** Bị phát ban đỏ
Khi bị bệnh này, ngoài những vết mẩn đỏ thì sẽ xuất hiện mủ vàng. Những vết mẩn đỏ không chỉ xuất hiện ở đầu mà còn xuất hiện khắp mình, mặt và tay chân.
** Dị ứng với dầu gội sữa tắm
Da của bé rất nhạy cảm, vì vậy thành phần của các loại dầu gội, sữa tắm có thể gây kích ứng và làm da nổi mẩn đỏ. Chúng ta cần sử dụng các sản phẩm dành riêng cho bé, không nên sử dụng các sản phẩm của người lớn.
** Bé bị nấm da đầu
Những vết mẩn đỏ trên đầu trẻ sơ sinh có thể xuất hiện do nấm da đầu/ Nếu bị nặng các nốt mẩn đỏ này khô, đóng vảy, bong tróc và kèm theo tóc rụng.
Cách chữa an toàn khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu
Theo các chuyên gia da liễu, những nốt mẩn đỏ xuất hiện trên đầu trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm. Chúng ta chỉ cần áp dụng các biện pháp vệ sinh sạch sẽ và sử dụng các loại thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Cụ thể như sau:
1/ Vệ sinh sạch sẽ cho bé
Da của bé lúc này rất nhạy cảm, rất dễ bị vi trùng, vi khuẩn tấn công làm cho những biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh cho trẻ.
a/ Sử dụng sữa tắm dành riêng cho bé
Chỉ tắm bằng nước không đủ sạch, da của bé thường mỏng manh và rất nhạy cảm. Vì vậy, bé cần được chăm sóc bằng các sản phẩm tắm gội phù hợp. Sau đây là một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo để sử dụng cho bé.
** Sữa tắm Lactacyd MilKy
Đây là sự lựa chọn của nhiều bà mẹ thông thái hiện nây. Sản phẩm có chứa thành phần thiên nhiên: Acid lactic và Lactoserumn chiết xuất từ sữa giúp tạo ra lớp mảng bảo vệ tự nhiên cho da bé, giảm thiểu các kích ứng. Loại sữa tắm này có tác dụng bảo vệ da bé khỏi ngứa ngáy, mẩn đỏ, rát bỏng, rôm sảy, hăm kẽ…
** Sữa tắm Chicco
Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Ý với các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như: hoa cúc, yến mạch… Sản phẩm này là sự kết hợp giữa Acid lactic và Glycerin giúp cân bằng độ pH nhờ đó ức chế được vi khuẩn, dưỡng ẩm làm mềm da. Đây là sản phẩm được công nhận an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
** Sữa tắm Pigeon
Đây là một sản phẩm đến từ thương hiệu của Nhật Bản được nhiều mẹ Việt tin dùng. Sản phẩm có chiết xuất Jojoba có tác dụng chăm sóc da của bé mỗi ngày. Thành phần có tính nhẹ nhàng, không gây kích ứng, giữ ẩm rất nhạy, dễ hấp thụ vào da, nuôi dưỡng da hiệu quả.
b/ Một số loại lá rất tốt để tắm cho bé
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số cách tắm cho bé được lưu truyền trong dân gian. Những cách này sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn cho da. Cụ thể, bạn nên áp dụng các cách sau:
** Dùng lá khế
Loại lá này có tác dụng tân sinh giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt, giải độc. Vì vậy, bạn có thể dùng tắm cho bé như sau:
- Lấy một nắm lá khế rửa sạch rồi vò nát.
- Cho vào nồi nấu chung với 2 lít nước.
- Để nước nguội bớt rồi dùng tắm cho bé khi bị sốt phát ban.
** Dùng lá trầu không
Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều chất poly -phenol có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Vì vậy có thể sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da cho bé. Cụ thể, bạn nên thực hiện theo những bước như sau:
- Dùng một nắm lá trầu không rửa thật sạch.
- Bỏ lá trầu không vào trong nước rồi đun sôi trong 10 phút để các tinh chất lá tan ra trong nước.
- Dùng nước lá trầu không để tắm cho bé, nhớ lấy bã lá chà xát nhẹ nhàng lên vùng đầu bị mẩn đỏ.
2/ Sử dụng các loại thuốc bôi
Một số loại thuốc bôi có trẻ có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng mẩn đỏ mà bạn có thể tham khảo như:
** Thuốc Eosin
Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Pháp được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng. Trong thuốc có chứa 2% chất Eosin có tác dụng sát trùng mà không gây hại cho da của bé, có thể dùng để điều trị các bệnh ngoài da.
** Thuốc Bactroban
Đây cũng là một loại thuốc bôi mà bạn nên sử dụng. Sản phẩm này có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, tác dụng lên hầu hết các vi khuẩn gây nên các bệnh ngoài da. Ngoài dùng điêu trị triệu chứng mẩn đỏ, thuốc còn điều trị các bệnh: viêm da cơ địa, viêm nang lông.
** Thuốc AtoPalm
Đây là sản phẩm được rất nhiều bà mẹ Hàn Quốc tin dùng, bán khá phổ biến tại Việt Nam. Kem bôi AtoPalm sử dụng công nghệ siêu dưỡng ẩm MLE có tác dụng tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ da. Hơn nữa sản phẩm còn chứa nhiều vitamin E và Allation giúp bảo vệ và làm dịu da.
Việc sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng. Nếu có bất kì dấu hiệu nào cần đến ngay bác sĩ để tiến hành ngay các biện pháp can thiệp. Cách tốt nhất bạn nên dùng cho một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục sử dụng cho các vùng da khác. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng thêm các loại thuốc uống.
3/ Áp dụng thêm các biện pháp phòng tránh
Ngoài ra, để điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên tăng cường áp dụng các biện pháp sau:
- Thường xuyên cắt móng tay cho bé, giữ sách sẽ hạn chế bé đưa tay lên gãi dễ gây trầy xước, tổn thương da.
- Dùng khăn khô để lau người cho trẻ, tránh dùng khăn ướt. Sau đó phơi khăn dưới nắng để tăng cường diệt khuẩn.
- Vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ, thông thoáng, tránh tiếp xúc với thảm trải sàn, vật nuôi.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé, mẹ cần có chế độ ăn khoa học để cung cấp sữa tốt nhất cho bé.
⇒ Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những vấn đề xung quanh việc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu. Bạn không nên quá lo lắng mà hãy hết sức bình tĩnh để tìm các biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ. Những biểu hiện bệnh sẽ mất đi trong thời gian ngắn nếu bạn áp dụng các biện pháp đúng đắn.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!