Nguy cơ dị ứng từ thực phẩm và cách ứng phó
Nguy cơ dị ứng từ thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày thông qua việc ăn uống rất hay xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Đa số các dạng dị ứng từ thực phẩm bắt nguồn từ nguồn protein có trong sữa bò, trứng, đậu phộng, cá, cua, tôm, mực, các loại hạt…. Bên cạnh đó, nguy cơ từ một số phụ gia, chất bảo quản thực phẩm cũng có thể là tác nhân gây dị ứng cần cảnh giác. Bất kì ai cũng có nguy cơ dị ứng từ thực phẩm nên cần hiểu và tìm cách ứng phó thích hợp khi mắc bệnh.
Cảnh giác dấu hiệu khi bị dị ứng từ thực phẩm
Sau khi tiếp xúc với các loại thực phẩm gây dị ứng từ vài phút cho tới vài giờ ( tùy cơ địa mỗi người sẽ có thời gian nhanh hay chậm ) sẽ bắt đấu xuất hiện các dấu hiệu ra bên ngoài.
► Trường hợp nhẹ:
- Khởi nguồn là xuất hiện nổi mẩn đỏ ngứa trên toàn thân, phát ban nổi mẩn ngay tại vùng da vừa kích ứng ngứa.
- Các biểu hiện khác xảy ra trên các bộ phận khác như suy hô hấp, sưng niêm mạc, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt tụt huyết áp.
► Trường hợp nặng:
TH này ít sảy ra là người bị bị suy hô hấp, co thắc phế quản, cổ họng phù nề , mất ý thức và nhất là gây ngừng thở thì đây là những dấu hiệu người bệnh đang bị sốc phản vệ, nếu không được điều trị đúng cách kịp thời có thể bị hôn mê gây tử vong.
→ Xem thêm: Cách chữa dị ứng cơ địa khỏi hẳn bằng bài thuốc nam
Ứng phó với nguy cơ bị dị ứng từ thực phẩm
Dị ứng thực phẩm khi xảy ra cần thực hiện nôn hoặc kích thích nôn ói tống các chất dị ứng trong đường ruột ra ngoài hạn chế phản ứng tiếp tục xảy ra. Sau đó sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng histamin ̣như chlopheniramin để giảm phản ứng. Nặng hơn thì dùng kèm theo thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống co thắt phế quản, corticoid, phenergan, dimedrol thuốc tiêm.
⇒ Dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được tư vấn cắt đúng thuốc đúng bệnh cho hiệu quả tốt nhất.
Thêm vào đó ứng phó với nguy cơ dị ứng từ thực phẩm cần phải nhớ bệnh có thể tái phát lại bất kì lúc lúc nào vì vậy mà cần chủ động phòng tránh bệnh xảy ra bằng cách:
- Không tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng trong bữa ăn hàng ngày.
- Cảnh giác với các thành phần có trong thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
- Tăng cường củng cố hệ thống miễn dịch vững chắc, tự đề kháng được với tác nhân xâm nhập từ môi trường bên ngoài hình thành căn bệnh này.
→ Chi tiết xem tại đây : Đề phòng nguy cơ dị ứng nổi mề đay từ thực phẩm
Θ Tóm lại: Dị ứng thực phẩm là một tác nhân nguy cơ cao gây ra các trường hợp dị ứng hiện nay vì thế mà đối với những ai có tiền sử bị dị ứng thực phẩm cần rất thận trọng cân nhắc khi lựa chọn thức ăn, tránh xảy ra phản ứng dị ứng.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!