Dị ứng lông mèo và cách xử lý đơn giản
Việc thường xuyên cưng nựng những chú mèo đáng yếu có thể làm bạn phải đối mặt với các biểu hiện của dị ứng da, cụ thể ở đây là dị ứng lông mèo. Thực ra bệnh này cũng không quá nguy hiểm nếu bạn biết hướng điều trị. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách xử lý đơn giản nhất khi bị dị ứng lông mèo.
Tại sao lại dễ bị dị ứng lông mèo?
Khi bị dị ứng lông mèo, chúng ta có thể gặp rất nhiều biểu hiện của bệnh dị ứng da thông thường. Cụ thể khi mắc bệnh này trên da sẽ xuất hiện những mảng mề đay, kèm theo đó là ho, chảy nước mắt, nước mũi hoặc gây viêm kết mạc mắt, ngứa mắt. Với những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, khi bị dị ứng lông mèo có thể bộc phát cơn hen cấp tính gây khó thở, tức ngực, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nhưng tại sao chúng ta hay bị dị ứng lông mèo? Theo các chuyên gia da liễu, hiện tượng này thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Trong nước bọt của mèo có chứa một loại enzym có khả năng kích thích phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc. Mà mèo lại hay quá thói quen liếm lông làm cho nước bọt dính vào cơ thể mèo. Nếu chúng ta vuốt ve, cưng nựng thì các enzyme này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
- Mèo là loài vật di chuyển khá nhanh, hiếu động nên thường dễ bị vi khuẩn, ký sinh trùng đeo bám. Đồng thời lông mèo hay bị rụng và nhẹ nên rất dễ phát tán các loại vi khuẩn gây bệnh ra khắp nơi.
- Một số người có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với enzym hoặc vi khuẩn trên lông mèo là đã xuất hiện dấu hiệu dị ứng.
Cách xử lý khi dị ứng lông mèo đơn giản nhất
Có khá nhiều người chủ quan trước những biểu hiện của dị ứng lông mèo, thậm chí vẫn tiếp tục ôm ấp cưng nựng những con vật nuôi này như bình thường. Điều này khá nguy hiểm vì khi những biểu hiện dị ứng càng nặng sẽ càng gây phù nề, khó thở thậm chí sốc phản vệ. Chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp điều trị mà bạn nên áp dụng như sau:
1/ Sử dụng thuốc trị dị ứng
Đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám da liễu để các bác sĩ tiến hành các biện pháp điều trị. Sau khi kiểm tra, biết được tình trạng bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ tư vấn và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Thông thường để điều trị dị ứng lông mèo, bác sĩ hay chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc uống: người bệnh sẽ được chỉ định uống các loại kháng sinh như Chlopheniramin, Claritine… Bên cạnh đó còn chỉ định một số loại thuốc chống dị ứng không gây buồn ngủ như: Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine,…
- Thuốc bôi cũng được sử dụng để điều trị các biểu hiện dị ứng bên ngoài da. Thông thường hay sử dụng các loại thuốc như: dung dịch Calamine, Mentol 1%, corticoid dạng bôi…
Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo những chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Việc sử dụng thuốc Tây y thường ẩn chứa nhiều nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Chẳng hạn khi dùng qua nhiều thuốc chứa corticoid sẽ dễ dẫn đến mỏng da, teo da…
2/ Vệ sinh cho mèo mỗi tuần
Các bụi bẩn và enzym tích tụ trên lông mèo chính là nguyên nhân khiến cho da của chúng ta bị dị ứng. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên vệ sinh cho mèo để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, hạn chế được nguy cơ tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Bạn nên sử dụng dầu tắm chuyên dùng cho mèo để vệ sinh thì sẽ cho kết quả tốt hơn.
3/ Hạn chế để mèo vào phòng ngủ
Lông mèo rất dễ rụng, dễ phát tán trong không khí vì vậy bạn cần vệ sinh không gian sống của mình thật sạch. Cần phải đảm bảo không có sự tồn tại của lông của bất cứ còn mèo nào cả. Để đảm bảo hơn bạn có thể dùng máy lọc khí để làm sạch không khí. Một không gian dành riêng cho mèo cũng là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa tình trạng lông mèo bị phát tán trong không gian sống của mình.
Bạn vẫn có thể thoải mái chơi đùa với những chú mèo đáng yêu mà không lo bị dị ứng lông mèo bằng những biện pháp phòng ngừa hết sức đơn giản. Đồng thời nếu không may mắc bệnh cũng không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để tìm hướng điều trị hợp lý nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!