Bị phong ngứa làm sao hết ? Chuyên gia tư vấn
” Thưa bác sĩ! Con tôi 11 tuổi, cứ tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc ăn các thực phẩm có tính phong là người cháu cứ ngứa sưng, đỏ lên, nhất là các vùng da nhạy cảm như đùi, bụng, cổ. Nghe các cụ có kinh nghiệm nói đây là bệnh phong ngứa và khuyên dùng một số mẹo dân gian như kinh giới, tía tô, hương nhu… Nhưng cháu còn nhỏ nên tôi lại không giám áp dụng sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu. Bác sĩ có thể giải thích giùm việc bị phong ngứa làm sao hết không ạ. “
( Tú Linh – Ninh Bình )
Chuyên gia tư vấn:
Chào bạn, đặc trưng của bệnh phong ngứa là các biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng da. Và bệnh thường bắt nguồn từ các tác nhân có chứa tính phong hàn như thực phẩm hay tiết trời ôn dịch lạnh mà sinh ra ngứa và tổn thương da khó chịu. Với những đặc trưng này thì những gì bạn mô tả và nghi ngờ cháu bị bệnh phong ngứa là hoàn toàn có khả năng. Trước khi áp dụng các cách điều trị để chắc chắn bạn nên đưa trẻ đi khám xét nghiệm để xác định chắc chắn trẻ có bị bệnh phong ngứa hay không. Việc này giúp ích trong việc áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách.
Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương tư vấn các điều trị bệnh phong ngứa nổi mề đay
Khi bị phong ngứa làm sao hết?
Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh phong ngứa và cách ly với tác nhân gây bệnh người bệnh có thể điều trị phong ngứa một cách khoa học. Thường hiện nay bệnh phong ngứa được điều trị dựa theo mức độ cấp tính và mức độ mãn tính.
* Trị phong ngứa cấp tính
Có nhiều cách chữa bệnh phong ngứa cấp tính. Và nhiều trường hợp được chỉ định sử dụng Adrenalin dưới da để trị. Đây là một loại hoormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm nhằm để cơ thể chống lại những phản ứng nguy hiểm có thể sảy ra. Nhằm ngăn chặn phong ngứa nặng gây nên các phản ứng sốc phản vệ, suy tim, tránh tai biến bảo đảm an toàn cho tính mạng.
Ngoài việc được chỉ định sử dụng Adrenalin thì người bệnh phong cấp cũng có thể dùng một số thuốc chống dị ứng làm giảm ngứa, nổi đỏ, phục hồi thể trạng bệnh nhân.
* Trị phong ngứa mãn tính
Trường hợp chữa trị phong ngứa mãn tính thường được sử dụng các thuốc kháng histamin H1 điều trị toàn thân. Nhóm thuốc này có tác dụng chủ yếu là giảm ngứa, giảm nổi sẩn, hạn chế dấu hiệu của bệnh. Các thuốc hay dùng như: lotatadin (Clarytin), cetirizine (Zirtek), terfenadin (Triludan) và astemizol (Hismanal). Thuốc thế hệ H1 đa số không gây buồn ngủ nên thích hợp dùng cho nhiều đối tượng đang làm việc hoặc vận hành máy móc.
+ Đối với trường hợp phong ngứa có tổn thương ngoài da thường áp dụng thêm các thuốc Steroid dùng dạng kem hoặc thuốc mỡ sử dụng giảm đau tại chỗ giúp khỏi bệnh hoàn toàn.
+ Đối với trường hợp triệu chứng kéo dài dai dẳng thì người bệnh cần phải phối hợp dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống có sự giám sát của bác sĩ dinh dưỡng cụ thể để sớm cắt cơn phong ngứa dứt điểm.
Lời khuyên cho người bị phong ngứa
Bệnh phong ngứa là bệnh do cơ địa vì vậy việc dùng thuốc điều trị hầu hết chỉ cắt cơn ngứa và các triệu chứng của bệnh tức thời. Để bệnh không tái phát thường xuyên người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống đúng cách, sinh hoạt phòng ngừa hợp lí.
- Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ lạnh giá, thay đổi môi trường sống hoặc giữ ấm đúng cách phòng bệnh.
- Hạn chế các thực phẩm có tính phong như cá tôm, thịt bò, thịt gà.
>> Bạn nên xem : Bị phong ngứa không nên ăn gì?
Và đặc biệt nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh phù hợp thuốc giúp các triệu chứng bệnh nổi mẩn ngứa nhanh khỏi hơn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!