Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết cần chú ý

Dị ứng thời tiết là một trong những biểu hiện của bệnh ngoài da các bé thường mắc phải. Tưởng chừng bệnh không có gì đáng lo ngại nhưng thực tế bệnh càng để lâu càng nguy hiểm, đồng thời có nguy cơ chuyển sang bệnh mãn tính. Việc nắm dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết hết sức quan trọng, giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị đúng cho trẻ. Vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn vài thông tin hữu ích về triệu chứng của căn bệnh này trong bài viết của chuyên trang chuabenhmeday.net hôm nay.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu bệnh dị ứng thời tiết là sự phản ứng của da trước sự thay đổi nhiệt độ từ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên hoặc hạ xuống cũng tác động không nhỏ đến những phản ứng trong cơ thể của chúng ta. Cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ, độ ẩm sẽ sinh ra các chất gây dị ứng, mẩn ngứa. Hiện tượng này có thể xảy ra ở ở người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Vì cơ thể của trẻ có sức đề kháng còn yếu ớt, chưa có khả năng chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, khi trời nóng trẻ cũng có thể bị dị ứng hoặc khi trời lạnh thì hiện tượng dị ứng càng thể hiện rõ rệt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp trẻ cũng có thể nổi mẩn đỏ khi ngồi trong phòng máy lạnh. Nếu không được điều trị sớm không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Thông thường, chúng ta không nên bỏ qua những dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết sau:

 trẻ bị dị ứng thời tiết

  • Phát ban trên da: cụ thể trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể cũng có thể xuất hiện những nốt sần, ban đỏ có hình tròn như muỗi đốt hoặc lớn hơn. Tập trung nhiều ở những vùng ít được che chắn: chân, tay, cổ, mặt…
  • Có cảm giác ngứa, nhất là về đêm, càng gãi thì dấu hiệu ngứa càng tăng lên. Nhiều trường hợp, trẻ bị ngứa gãi có nhiều làm da bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng bị bội nhiễm.
  • Có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng rất thường gặp khi thời tiết thay đổi. Dấu hiệu này cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm xoang. Lúc này trẻ thường hắt hơi, mũi có dịch, đường thở bị tắc nghẹt.
  • Sốt cao: do cơ địa quá nhạy cảm nên khi thời tiết thay đổi trẻ hay có dấu hiệu sốt cao. Chúng ta không nên bỏ qua dấu hiệu này, vì lúc này chứng tỏ cơ thể đang bị mất nước rất nghiêm trọng.
  • Chán ăn, tập trung kém: khi có dấu hiệu bệnh, trẻ thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, trẻ sẽ có dấu hiệu kém ăn, tủi thân, hay quấy khóc.

Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như: nổi mề đay, da nứt nẻ, tróc vảy.

Khi có những dấu hiệu trên, ba mẹ nên mang trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Tránh trường hợp để quá lâu, khi bệnh trở nặng sẽ càng gia tăng những dấu hiệu bất lợi, làm cho bệnh khó điều trị hơn.

Cách chăm sóc khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chúng ta cũng cần phải áp dụng những biện pháp chăm sóc cho trẻ. Điều này, thông thường được bác sĩ dặn dò rất kĩ kh tới khám. Vì cách chăm sóc chính là biện pháp giúp da của bé được phục hồi hiệu quả nhất đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh hiệu quả nhất. Sau đây là một số lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn khi trẻ không may bị dị ứng thời tiết.

Tắm thường xuyên khi trẻ bị dị ứng thời tiết

  • Làm sạch da hàng ngày: đây là biện pháp bảo vệ da trước những tác động của vi khuẩn bên ngoài. Đồng thời cũng là cách duy trì độ ẩm thường xuyên cho da. Cụ thể, khi trẻ bị bệnh chúng ta có thể ngâm trong nước ấm khoảng 20 phút mỗi ngày, rồi lau khô và bôi chất ẩm lên da.
  • Duy trì độ ẩm thường xuyên cho da. Đây là biện pháp sử dụng nhằm tránh cho da khô, nứt nẻ, đồng thời hạn chế được ngứa da. Chúng ta có thể bôi kem, thuốc mỡ để duy trì độ ẩm cho da.

dưỡng ẩm thường xuyên khi trẻ bị dị ứng thời tiết

  • Giảm ngứa và kích ứng bằng việc duy trì giấc ngủ và ổn định tâm lý cho trẻ. Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để da không bị tổn thương nhiều khi gãi.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Tăng cường ăn rau và hoa quả tương để cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết. Vừa giúp tăng cường sức đề kháng, vừa cung cấp dưỡng chất giúp cải thiện những tổn thương ở da. Đồng thời, cũng nên chú ý những thực phẩm không nên sử dụng có thể làm tình trạng trầm trong hơn. Chẳng hạn như: hải sản, thịt đỏ…
  • Giữ môi trường xung quanh ở mức độ ổn định, không quá nóng và không quá lạnh. Đồng thời, giữ cho môi trường không quá khô có thể làm cho tình trạng mẩn ngứa trở nên trầm trọng hơn.
  • Chú ý trang phục cho trẻ thường nên làm từ cotton, vải lụa sẽ cho trẻ cảm giác mềm mại không gây ngứa. Trời lạnh, bạn cũng không nên mặc áo len vì chất len dễ gây dị ứng và gây ngứa.
  • Đưa trẻ đến ngay các có sở y tế nếu có những biểu hiện: ngứa nhiều ban đêm, tổn thương làm da  ngứa và chảy máu, đóng vảy có mủ.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu những dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết. Bạn đừng nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để có thể giải quyết được tình trạng này.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Bình luận

Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết cần chú ý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn