Mách nhỏ cách phòng tránh dị ứng nổi mề đay vào mùa Thu

Mùa Thu là mùa có không khí không quá cũng không quá lạnh nên được rất nhiều chào đón. Thế nhưng, bản thân những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị bệnh dị ứng nổi mề đay thì nên lưu ý phòng ngừa cẩn thận nếu không muốn bệnh xuất hiện. Dị ứng là bệnh cơ địa nên bệnh có thể xuất hiện thường xuyên mỗi khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Vậy nên chủ động phòng chống là biện pháp tích cực bảo vệ sức khỏe của mình. 

Tại sao phải phòng dị ứng nổi mề đay vào mùa Thu?

Bác sĩ cảnh báo mùa Thu nguy cơ bị dị ứng mề đay cao, nhất là thời điểm giao mùa. Lý do được xác định là do thời điểm này có nhiều tác nhân gây dị ứng như:

  

  • Nhiệt độ thay đổi: Màu hè chuyển sang thu hoặc giao mùa giữa mùa thu và mùa đông cũng làm nhiệt độ thay đổi dễ kích thích phản ứng dị ứng nổi mề đay ở những người nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Độ ẩm trong không khí ở mùa Thu thường cao nên tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển gây dị ứng.
  • Có những loài hoa gọi mùa Thu về, khiến mùa Thu thêm sắc màu sặc sỡ hơn. Tuy nhiên nguy cơ dị ứng phấn hoa gây nổi mề đay, ngứa mũi, ngứa mắt, rát họng….
  • Các yếu tố gây dị ứng nổi mề đay thường trực hay gặp như: dị ứng hải sản, dị ứng thuốc , dị ứng với động vật, dị ứng tiếp xúc….

Chủ động phòng tránh dị ứng nổi mề đay vào mùa Thu

Cảnh báo những tác nhân có thể gây dị ứng nổi mề đay vào mùa Thu ở trên có thể góp phần tích cực vào việc đưa ra biện pháp phòng ngừa bệnh dị ứng một cách đúng đắn. Có thể tận dụng một số biện pháp phòng như sau:

>> Nên biết: Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

♣ Vệ sinh môi trường sống

Vệ sinh môi trường sống bao gồm giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, luôn luôn giặt chăn màn, gối sạch sẽ ngăn chặn tình trạng dị ứng . Một không gian sống sạch sẽ , thoáng mát còn là tiêu chí lối sống chuẩn chăm sóc phòng ngừa mọi bệnh tật.

Chú ý dọn sạch những nơi ẩm ướt tránh để nấm mốc phát triển gây bệnh dị ứng. Bạn có thể dùng các thiết bị điều hòa không khí giữ cho độ ẩm trong nhà luôn ở mức phù hợp. Các tác nhân sẽ không có điều kiện phát bệnh nữa.

♣ Xây dựng một  chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích hoạt động miễn dịch, tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể là một trong những biện pháp hiệu quả để đẩy lùi các phản ứng dị ứng theo mùa thường gặp trong mùa thu.

Trong thời điểm này bạn nên bổ sung vào thực đơn các loại rau củ như: cải xanh, cải xoăn, bí đỏ, hành tỏi, cà rốt, hành tỏi,… đó đều là những thực phẩm rất tốt giúp bạn chống lại những mẩn ngứa, dị ứng trong mùa thu.

♣ Tránh xa các chất dễ kích ứng

Các chất kích ứng sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng nổi mề đay. Vậy nên tốt nhất bạn nên tránh xa các chất dễ kích ứng bao gồm: các sản phẩm tẩy rửa vật dụng gia đình, nhà vệ sinh nếu gia đình có người bị bệnh dị ứng và hen suyễn. Tốt nhất nên có thiết bị thông gió ở trong nhà.

Chú ý lau sàn nhà thường xuyên, giặt thảm và hút bụi nhà ngăn chặn tác nhân có thể xuất hiện.

♣ Thể dục thể thao

Đây là một biện pháp phòng ngừa chủ động, nghĩa là rèn luyện sức khỏe tốt, tạo hàng rào bảo vệ ngăn chặn tình trạng dị ứng nổi mề đay. Nên bỏ thời gian tập luyện mỗi ngày, tránh nguy cơ bị dị ứng.

♣ Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Có thể dùng các thảo dược thiên nhiên như:  Kim ngân hoa, ké đầu ngựa cũng với những vị thuốc dân gian từ rau má, lá khế, kinh giới,… sẽ giúp bạn phòng tránh được những dấu hiệu mẩn ngứa, dị ứng khi thời tiết chuyển mùa đồng thời giúp thanh lọc, giải độc cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Chủ động phòng tránh dị ứng nổi mề đay vào mùa Thu là cách bảo vệ cơ thể tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua.

>> Xem thêm: Các dấu hiệu dễ nhận biết của dị ứng thời tiết

Bình luận

Mách nhỏ cách phòng tránh dị ứng nổi mề đay vào mùa Thu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Vì Sao Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Sưng Mí Mắt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Phù Mạch Nguy Hiểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi: Dấu Hiệu Phù Mạch Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Nổi Mề Đay Ở Tay: Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Ở Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Nổi Mề Đay Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Từ Thảo Dược

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Tốt

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Ẩn