Mách nhỏ cách phòng nổi mề đay khi trời trở lạnh
Hiện tượng khi trời trở lạnh gây nổi mề đay gặp phải ở rất nhiều người, đây còn được xác định là bệnh nổi mề đay mẩn ngứa do thời tiết gây ra. Bệnh cho tới nay vẫn chưa có cách chữa dứt điểm hoàn toàn nên đối với những ai có cơ địa dễ bị bệnh cần áp dụng các cách phòng nổi mề đay khi trời trở lạnh càng sớm càng tốt. Dân gian luôn nói phòng luôn tốt hơn trị là vậy.
Đối tượng có nguy cơ cao bị nổi mề đay khi trời trở lạnh
Có thể không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện được hết các biện pháp phòng ngừa tất cả các bệnh. Nhưng đối với những người nguy cơ mắc bệnh cao lại là đối tượng cần cảnh giác cao độ tránh gặp phải những biến chứng khôn lường do bệnh này gây ra. Những đối tượng sau đây nên cảnh giác với bệnh nổi mề đay do thời tiết như:
- Có người thân trong gia đình bị bệnh: Bệnh nổi mề đay xuất hiện đột ngột ở bất kì lưa tuổi nào vì thế mà việc chú ý tới khả năng mình có thể mắc bệnh do yếu tố di truyền gây ra và phòng ngừa sớm là rất tốt. Những ai chú ý thấy có người thân ông bà- cha mẹ bị nổi mề đay khi gặp thời tiết lạnh thì nên cảnh giác ngay bởi có 40% bệnh này có liên quan tới yếu tố di truyền cơ địa.
- Người có tiền sử nổi mề đay khi gặp lạnh: Những đối tượng tường mắc bệnh này thì nguy cơ bệnh tái phát trở lại là rất cao. Do bệnh gây ra là do cơ địa bên trong nên khi tiếp xúc với chất gây dị ứng là phản ứng dị ứng lại bùng phát gây bệnh trở lại.
- Những người mắc các bệnh về gan: Các bệnh viêm gan, nóng gan, suy gan làm chức năng gan suy giảm khiến cho chất độc bị giữ lại trong cơ thể, gia tăng nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng do thời tiết gây nên.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: cũng bị bệnh cao do rối loạn nội tiết tố suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể.
- Bệnh liên quan: Những người mắc các bệnh như nhiễm virut, mycoplasma, viêm phổi, hen suyễn cũng có thể gây bệnh cao.
>> Bài viết hữu ích khác : Cách chữa bệnh dị ứng thời tiết nhanh nhất
Cách phòng nổi mề đay khi trời trở lạnh đơn giản
Những người nhạy cảm bị nổi mề đay khi trời trở lạnh với nhưng biểu hiện ngứa khắp toàn thân, nổi mẩn đỏ sưng phù da và kèm theo nhiều triệu chứng như phản ứng sốc phản vệ. Tránh không gặp phải các triệu chứng này mọi người nên thử phát hiện nổi mề đay khi trời trở lạnh
+ Cách thử:
Để biết có bị dị ứng với thời tiết lạnh không bạn có thể thử với nước đá, cách này đơn giản chỉ cần ngâm tay trong nước lạnh khoảng 4-5 phút thì lấy ra nếu vùng da bị ngâm có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa thì bạn hoàn toàn có thể biết mình đã bị dị ứng thời tiết lạnh từ đó tích cực phòng bệnh hơn.
>> Xem thêm : Bị nổi mề đay có cần kiên gió và nước
+ Khi trời lạnh cần:
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với khí trời lạnh, tốt nhất là nên mặc ấm, giữ ấm toàn thân.
- Cần tránh ngâm nước lạnh, không lội qua sông suối, ao hồ thời điểm nay vì có thể bị sốc phải vệ dẫn tới tử vong khá nguy hiểm.
- Nên ăn các thực phẩm được nấu nóng, uống nước ấm tránh để lạnh xâm nhập gây bệnh ở bên trong cơ thể.
- Uống nước trà gừng thường xuyên để làm ấm cơ thể giúp ngăn ngừa phải ứng dị ứng do thời tiết lạnh tích cực.
- Tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng mẫn cảm như hải sản, thịt bò, thịt gà, lạc, vừng…
- Giữ vệ sinh thân thể, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm gây ra tránh bệnh tật phát sinh.
Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!