Gan không có vấn đề nhưng lại bị nổi mề đay là do đâu?
Chào các chị em, con gái tôi bị nổi mề đay nhiều lần, lâu lâu bệnh bùng phát gây ngứa, phát ban kéo dài vài ngày không khỏi. Tôi nghe nhiều người nó bị nổi mề đay là do gan nên dùng các loại thực phẩm, thuốc giải độc gan cho uống nhưng bệnh nổi mề đay không hề thuyên giảm. Sau đó có đưa con đi kiểm tra thì chức năng gan không có vấn đề gì, gan rất khỏe mạnh. Và lúc này tôi mới biết gan không có vấn đề nhưng lại bị nổi mề đay là do nhiều nguyên nhân khác. Do đó nếu ai nghĩ rằng gan là thủ phạm gây bệnh nổi mề đay dẫn tới việc dùng thuốc sai thì nên thay đổi tìm hiểu ngay điều này.
Hoàng Thùy chia sẻ
Bạn đã biết Gan không có vấn đề nhưng lại bị nổi mề đay là do đâu chưa?
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Nguyên Tiến Sĩ, Bác Sĩ Bệnh Viện Nhiệt Đới cho biết: Rối loạn chức năng gan, suy gan cũng được xem là một nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay do chức năng lọc đào thải chất độc của gan bị rối loạn, thay vì đào thải ra ngoài chất độc sẽ được giữ lại và bài tiết qua da gây nổi mụn, mẩn ngứa nổi mề đay.
→ Bạn muốn biết: Bị nổi mề đay có phải do suy giảm chức năng gan không?
Cũng theo bác sĩ, đây cũng chỉ là một nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay mà thôi còn rất nhiều thủ phạm khác khiến bệnh mề đay xuất hiện nhiều mà mọi người nên biết phòng tránh như:
1/ Nguyên nhân do thực phẩm
Thủ phạm phổ biến nhất phải kể tới việc dị ứng thực phẩm gây bệnh mề đay. Lúc này cơ địa sẽ dị ứng với các thành phần lạ trong thực phẩm gây dị ứng. Những thực phẩm dễ phát sinh bệnh nổi mề đay như:
- Hải sản: Tôm, cua, ốc, cá sông, cá biển….
- Dị ứng sữa động vật
- Thịt: thịt bò, thịt gà, thịt dê, thịt vịt
- Động vật có vỏ: Nhộng tằm, nhộng ong, tôm, cua…
- Các loại nấm, măng, đậu phộng, các hạt khác…
Tùy mỗi cơ địa khác nhau sẽ bị dị ứng với một số tác nhân thực phẩm gây dị ứng ở trên. Tìm ra nguyên nhân và hạn chế dùng là cách phòng bệnh tái phát một cách tích cực.
2/ Nguyên nhân do thuốc
Dùng các loại thuốc tây y có chứa thành phần dị ứng với cơ địa gây nổi mề đay. Bất kì loại thuốc nào cũng đều có nguy cơ dị ứng nổi mề đay với các thành phần của thuốc kể cả các loại thuốc kháng histamin. Do đó khi dùng thuốc bị ngứa, nổi mề đay cần cảnh giác với hiện tượng này.
3/ Nguyên nhân do thời tiết
Cơ địa phản ứng với nhiệt độ thời tiết gây bệnh dị ứng nổi mề đay không phải là hiếm, lúc này nhiệt độ lạnh xâm nhập vào cơ thể, phản ứng giữ ấm sẽ giải phóng chất kháng histamin gây bệnh dị ứng nổi mề đay.
4/ Nguyên nhân do tiếp xúc
Tiếp xúc với xà phòng tắm gộ, chất tẩy rửa, xả vải đều làm tăng khả năng kích ứng da gây ngứa nổi mề đay. Nếu bị nổi mề đay chỉ xuất hiện ở một vùng da tiếp xúc rồi lan rộng thì có khả năng là do tiếp xúc gây nên.
Gợi ý một số thủ phạm gây bệnh dị ứng nổi mề đay không do gan gây nên sẽ giúp mọi người định hướng rõ nguyên nhân gây bệnh này, tìm đúng nguyên nhân sẽ có cách trị nổi mề đay hợp lý khỏi bệnh hoàn toàn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!