Cảnh giác với bệnh dị ứng thời tiết do lạnh
Mùa Đông lại sắp về rồi, khu vực miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các đợt không khí lạnh tràn về. Thời điểm này không ít khuyến cáo cảnh giác với bệnh dị ứng thời tiết do lạnh được đưa ra nhằm giúp mỗi người chủ động phòng ngừa dị ứng xuất hiện. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị dị ứng mỹ phẩm bất kì ai cũng nên biết cách thông tin quan trọng như sau.
Tại sao lạnh lại gây ra bệnh dị ứng thời tiết
Nhiệt độ lạnh vào mùa đông hoặc ngồi điều hòa có thể khiến phản ứng dị ứng xuất hiện. Tình trạng này xảy ra chính là do sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và môi trường xuống thấp một cách đột ngột. Cơ thể không kịp thích nghi khiến các mao mạch trên da đóng lại nhanh, đồng thời giảm lưu lượng máu cung cấp cho da và giảm khả năng bài tiết mồ hôi dưới da. Quá trình này gây khô da, da dễ kích ứng và gây ngứa dữ dội, nổi mề đay trên da. Đặc biệt khi nhiệt độ xuống thấp cơ thể sẽ kích thích sự giải phòng histamin kháng thể gây nên các triệu chứng dị ứng.
Một số tác nhân khác làm tăng nguy cơ bị dị ứng thời tiết do lạnh như :
- Do cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các tác nhân từ môi trường
- Người có hệ miễn dịch yếu cũng có khả năng cao mắc phải căn bệnh dị ứng thời tiết này.
- Yếu tố bên ngoài: Môi trường ô nhiễm, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, ẩm mốc, mạt bụi hoặc phấn hoa…
Những người có nguy cơ cao mắc phải bệnh dị ứng thời tiết do lạnh như: Người có người thân mắc phải sẽ có nguy cơ cao hơn vì tính chất di truyền, trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh mãn tính, người nhiễm virus, mắc bệnh tự miễn ….
Cảnh giác khi bệnh dị ứng thời tiết xuất hiện
Ngay khi tiếp xúc với trường lạnh, nước lạnh thì cơ thể gặp phải các dấu hiệu sau là bạn đã mắc phải bệnh dị ứng thời tiết như:
- Ngứa da dữ dội là dấu hiệu điển hình khi cơ thể bị dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài, ngứa gãi sẽ càng ngứa nhiều hơn và có người gãi tới xay xước da vẫn không giảm ngứa.
- Xuất hiện nốt sưng phù: Các nốt sẩn, phù có đường kính từ vài mm đến vài cm tùy vào cơ địa và tác động vật cứng vào da.
- Nặng: Sẽ xuất hiện tình trạng sưng môi, suy hô hấp, sưng phù nề họng, tụt huyết áp, ra mồ hôi lạnh, thậm chí có thể gây hôn mê sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng.
-> Bấm xem thêm: Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh – Những điều cha mẹ cần nhớ
Cách đề phòng với bệnh dị ứng thời tiết do lạnh
Dị ứng thời tiết là căn bệnh mãn tính không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Chỉ cần tiếp xúc với tác nhân nhiệt độ lạnh là bệnh lại tái phát. Do đó cần chủ động hơn trong khâu phòng ngừa giảm khả năng bệnh có cơ hội xuất hiện, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giữ cơ thể ấm vào mùa đông, mặc đủ ấm, che chắn những vùng da tay, chân mặt để tránh nguy cơ bị dị ứng.
- Dùng các thiết bị hỗ trợ làm tăng nhiệt độ môi trường như máy điều hòa, máy sưởi ấm.
- Mặc quần áo dễ chiu, mềm không quá chật tránh tình trạng chật da bị kích thích gây ngứa dị ứng.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng làm tăng phản ứng dị ứng vào mùa đông như hải sản, thịt gà, thịt bò…
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn gây dị ứng kích ứng.
- Ăn uống bổ sung dưỡng chất hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh xuất hiện.
Đây là những thông tin quan trọng của bệnh dị ứng thời tiết mà mọi người nên nắm rõ để khi vô tình mắc bệnh cọn biết cách sử lý kịp thời đúng đắn.
-> Bài viết được quan tâm nhiều: Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!