Thuốc chống dị ứng Loratadin và những lưu ý khi sử dụng

Khi gặp phải tình trạng dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa người bệnh thường dùng thuốc chống dị ứng loratadin để điều trị dứt điểm cơn dị ứng. Thuốc này  được sử dụng rộng rãi vì thế tránh tình trạng lạm thuốc hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc Loratadin mang lại, mọi người nên nắm rõ những thông tin về thuốc cũng như việc lưu ý một số thống tin hữu ích sau đây. 

Thông tin về thuốc chống dị ứng Loratadin

* Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng viên nén có hàm lượng 10m/viên.

thuoc-chong-di-loratadin

* Chỉ định dùng:

  • Trường hợp dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa liên quan đến chất histamin
  • Dùng trong viêm mũi dị ứng
  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Thuốc chống dị ứng loratadin có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.

* Tác dụng phụ:

Khi dùng quá liều có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp như: đau đầu, chóng mặt, hắt xì hơi, viêm kết mạc, khô miệng, dị ứng thuốc mẫn ngứa… Trường hợp hiếm gặp: Có thể ức chế thần kinh gây trầm cảm, tim đập nhanh loạn nhịp, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, rối loạn kinh nguyệt, chức năng gan suy giảm.

* Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được dùng
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

* Thận trọng dùng:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú khi dùng thuốc loratadin cần thận trọng dùng.
  • Người mắc bệnh gan thận

* Liều dùng & cách dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên uống 1 -2 viên/ ngày
  • Trẻ nhỏ từ 2 – 12 tuổi, trên 30kg uống 1 viên/ ngày
  • Trẻ nhỏ từ 2-12 tuổi dưới 30g thì nên uống 1/2 viên một ngày.
  • Người bị suy gan suy thận nặng liều dùng chỉ nên dùng 1 viên và cứ 2 ngày dùng 1 lần.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin

Loratadine 10mg

Khi sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin người dùng nên chú ý một số thông tin hữu ích như sau:

  • Thuốc trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh dị ứng mà chỉ làm thuyên giảm các triệu chứng. Nếu muốn trị khỏi dứt điểm bệnh dị ứng thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó tránh tiếp xúc để bệnh dị ứng không xuất hiện.
  • Thuốc chống dị ứng Loratadin thuộc thế hệ 2 nên ít gây buồn ngủ, có thể dùng thay thế cho nhiều loại thuốc chống dị ứng thế hệ cổ điển.
  • Bác sĩ có thể dùng kết hợp loratadin với pseudoephedrin hydroclorid để làm nhẹ bớt triệu chứng ngạt mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng có kèm ngạt mũi.
  • Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tránh nguy hiểm cho trẻ.
  • Dùng thuốc loratadin có thể gây khô miệng nên đối với các bệnh nhân bị hôi miệng hay bị sâu răng, viêm lợi nên vệ sinh răng miệng hợp lý và thường xuyên uống nước để hạn chế các bệnh ở miệng nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi đang dùng thuốc trị cảm cúm

Hãy tuân thủ dùng thuốc chống dị ứng loratadin theo hướng dẫn của bác sĩ để được hướng dẫn dùng đúng hàm lượng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

Bình luận

Thuốc chống dị ứng Loratadin và những lưu ý khi sử dụng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn