Nhận dạng bệnh mề đay và phù mạch (phù Quincke)
Nổi mề đay được chia làm nhiều dạng khác nhau trong đó điển hình nhất phải nói tới dạng bệnh mề đay thông thường và dạng phù mạch (Quincke). Mặc dù tính chất của 2 dạng này không khác nhau nhiều nhưng ở mỗi dạng lại có mức độ nghiêm trọng và cách xử lý điều trị bệnh hoàn toàn khác nhau vì vậy nên bạn có phân biệt dạng bệnh mề đay và phù mạch theo một số dấu hiệu dưới đây để biết cách khắc phục bệnh đúng cách.
Cách phân biệt dạng bệnh mề đay và phù mạch đơn giản
* Dạng bệnh nổi mề đay thông thường
Đây là dạng hay gặp nhất trong bệnh lý nổi mề đay nói chung, dạng này thường chiếm tới 82% tổng số người bị bệnh nổi mề đay. Dạng này thường xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người trưởng thành với những biểu hiện điển hình như: Da đỏ, ngứa, nổi mẩn đỏ lì ti ngoài da, vị trí toàn thân trên da hoặc riêng biệt một vùng như mặt, chân tay, bụng, ngực. Dựa vào thời gian xuất hiện bệnh mà người ta chia nổi mề đay thành 2 loại là cấp tính và mãn tính.
- Trường hợp cấp tính: thường xảy ra từ 1 vài ngày tới dưới 2 tuần là khỏi bệnh. Dạng này xuất hiện ít và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
- Trường hợp mãn tính: Bệnh nổi mề đay thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm làm người bệnh vô cùng khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Bình quân 1 năm gặp phải 4-5 lần nổi mề đay và thường kéo dài sau 6 tuần được xem là dạng mãn tính khó chữa.
Dạng bệnh nổi mề đay thông thường có thể tự khỏi nhưng để hạn chế tình trạng gãi tổn thương da thì người bệnh nên áp dụng thuốc điều trị bệnh sớm theo hướng dẫn của bác sĩ. Dạng mề đay này ít gây biến chứng.
Nội dung liên quan
* Dạng phù mạch (Quincke)
Ở dạng phù mạch hay chuyên gia còn gọi bằng tên khoa học là phù Quincke. Đây là bệnh dạng nguy hiểm hơn mề đay thông thường ngoài việc gây ngứa ngoài da nghiêm trọng ra thì bệnh còn lèm theo tình trạng sưng viêm, phù mạch ngoài và trong da. Triệu chứng đầu tiên của dạng phù mạch là xuất hiện từng mảng da ngứa, sưng nề, da hơi hồng nhạt và căng da do sưng phù da biết dạng kèm theo buồn nôn, chóng mặt. Mức độ nghiêm trọng của bệnh không chỉ ảnh hưởng tại biểu mô tế bào mà còn là cảm giác sưng phù nề tại các mạch gây phù nề, hẹp thanh quản, khó thở và đôi khi gây nguy hiểm tới tính mạng.
Trường hợp phù mạch Quincke có thể kèm theo tình trạng tình trạng nổi mề đay chỉ xuất hiện tình trạng phù mạch đơn thuần. Một số vị trí hay gặp của tình trạng phù mạch ( phù Quinke) như: Mắt, môi, thanh quản, ruột, da….
Vì tình trạng phù mạch Quinke là một dạng nguy hiểm có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm nên việc phát hiện điều trị bệnh sớm là rất cần thiết, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hi vọng mọi người có thể cảnh giác 2 dạng bệnh nổi mề đay và phù mạch để nhận biết bệnh sớm và điều trị bệnh bằng những biện pháp đơn giản nhất.
Chúc các bạn thành công!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!