Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi và những điều cần biết

Các bệnh viện Nhi vẫn thường xuyên phải tiếp nhận những trường hợp sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Giai đoạn đầu đời này sức đề kháng của bé còn rất yếu nên dễ mắc bệnh. Các bậc cha mẹ cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất để phòng và điều trị bệnh cho bé. Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có những thông tin cơ bản nhất trong bài viết hôm nay. 

5 điều cần biết về sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi

1/ Nguyên nhân 

Sốt phát ban là trường hợp sốt do nhiễm virus mà chiếm đa số nhất là các loại virus liên quan đến đường hô hấp. Trong đó có thể kể đến như: virus gây bệnh rubella, virus gây bệnh sởi, virus adeno, echo virus… sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có sức đề kháng còn yếu và hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ nên rất dễ mắc bệnh. Vì bệnh có tính lây lan nên trẻ có thể mắc bệnh do tiếp xúc với môi trường có tính tập thể, tiếp xúc với người mắc bệnh.

2/ Triệu chứng 

Việc nắm được triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi rất quan trọng. Không những giúp chúng ta có thể phân biệt với những biểu hiện của bệnh khác mà còn giúp xác định hướng đi đúng đắn nhất cho việc điều trị. Thông thường trẻ sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Sốt: những cơn sốt sẽ xuất hiện bất chợt mà không có dấu hiệu báo trước. Trẻ có thể sốt trên 39 độ. Kèm theo đó là đau cổ họng nhẹ, hơi sổ mũi, sưng hạch ở cổ. Thông thường giai đoạn sốt sẽ kéo dài trong khoảng 3 đến 7 ngày.
  • Nổi ban đỏ: đây có lẽ là biểu hiện đặc trưng để phân biệt với các dạng sốt khác, thường xảy ra khi đã chấm dứt sốt. Những nốt ban đỏ nhỏ, thường phẳng nhưng có khi hơi cộm, xung quanh có thể có quần trắng. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những biểu hiện này ở ngực, bụng, lan tới cổ và cánh tay, có trường hợp lan cả tới chân và mặt. Những nốt ban đỏ thường không gây ngứa nhưng có thể do vệ sinh không cẩn thận mà làm trẻ ngứa, khó chịu. Những biểu hiện này thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
  • Các triệu chứng khác: mệt mỏi, khó chịu, kén ăn, tiêu chảy nhẹ…

3/ Bệnh có nguy hiểm không? 

Chúng ta không nên chủ quan trước những biểu hiện bệnh mà cần phải tiến hành việc điều trị bệnh càng sớm các tốt. Bệnh sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi có thể gây lây lan nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp hạn chế.

Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm não ho virus. Trường hợp bệnh do virus Rubella có thể kèm theo sưng hạch sau tai, hạch ở cổ, dưới chẩm có thể làm cho bệnh nhân bị đau khớp.

4/ Cách chăm sóc khi trẻ có biểu hiện bệnh

Bạn có thể áp dụng các biện pháp nhằm giảm các triệu chứng bệnh như sau:

  • Hạ sốt: nếu sốt từ 38 độ C trở lên có thể cho uống paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng và sử dụng cách nhau từ 4-6 giờ. Kết hợp với việc lau người cho trẻ bằng nước ấm để tránh hiện tượng co giật.

hạ sốt cho trẻ

  • Giảm ho: dùng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược sẽ an toàn hơn cho trẻ. Bạn có thể dùng tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong, rau tần dầy lá…
  • Thông mũi bằng cách sử dụng nước mũi loãng và  khăn giấy mềm.
  • Vệ sinh thật sạch sẽ cho trẻ để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Quan niệm sai lầm của nhiều người là cho rằng phải kiêng gió, kiêng nước. Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khi trẻ ra nhiều mồ hôi sẽ gây ra các bệnh ngoài da và biến chứng viêm phổi.

Vệ sinh đúng cách

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ: trong giai đoạn này trẻ hoàn toàn bú mẹ nên dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn của người mẹ. Các mẹ nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo được lượng sữa chất lượng cho trẻ trong giai đoạn này.

5/ Các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả 

Trẻ có thể mắc bệnh vào bất cứ thời điểm nào mà không có biểu hiện báo trước. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Cụ thể, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh

  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc bệnh. Biện pháp này cũng rất khó thực hiện vì trẻ bị bệnh có thể lây qua cho trẻ khác cả khi chưa có dấu hiệu phát ban.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa theo đúng lịch đã được đưa ra. Khi trẻ được 9 tháng tuổi đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng sởi, còn tiêm vắc xin phòng Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vắc xin 3 trong 1 trong giai đoạn từ 12 đến 15 tháng và tiêm nhắc khi trẻ được 4-6 tuổi.

Những thông tin xung quanh việc phòng và điều trị sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi có lẽ đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng mà phải hết sức bình tĩnh để tìm các biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho trẻ.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Bình luận

Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi và những điều cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường xuyên nổi mề đay vào buổi tối và cách xử lý

Thận trọng các biến chứng khó lường của bệnh mề đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn