Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Mẹ nên biết !

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị rôm sảy, điều này được xác định là do tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa hình thành hoàn thiện khiến việc đào thải các chất qua tuyến mồ hôi dễ bị gián đoạn hình thành rôm. Thời điểm tuyến mồ hôi hoạt động mạnh vào những ngày nóng bức cũng là lúc khả năng bị rôm sảy ở trẻ cao nhất. Trong quá trình nuôi con nhỏ khó tránh việc trẻ bị nổi rôm, do đó các mẹ nên biết cách xử lý khi trẻ bị rôm sảy để tránh gặp phải sai lầm trong việc chăm sóc trẻ bị rôm sảy. 

Khắc phục rôm sẩy ở trẻ nhỏ – Thông tin mẹ nên biết

1/ Chăm sóc tại nhà

Các bà mẹ chưa có kinh nghiệm nếu gặp phải tình huống con trẻ bị nổi rôm sảy thì cần thay đổi ngay cách chăm sóc giúp trẻ giảm nổi rôm. Mẹo mà hầu hết các bà mẹ có kinh nghiệm hay dùng trị rôm tại nhà an toàn như sau:

  • Vệ sinh tắm cho trẻ 

Tắm cho trẻ trị rôm sảy

Tắm cho trẻ trị rôm sảy

 Với những trẻ sinh vào mùa nóng nếu không biết cách vệ sinh tắm cho trẻ đúng cách thì rôm nổi sảy là rất cao. Đặc biệt là một số nơi vẫn còn quan niệm xưa là trẻ nhỏ kiêng tắm, điều này khiến cho da trẻ bị bẩn bít lỗ chân lông, tuyến lỗ chân lông bị nghẽn lại gây  rôm. Do đó tốt nhất cần tắm cho trẻ 1-2 lần mỗi ngày, tránh tắm quá lâu khiến trẻ bị cảm. Ngoài ra cần vệ sinh tay chân cho trẻ, cắt móng thường xuyên tránh trường hợp trẻ ngứa do rôm sảy làm trẻ gãi gây tổn thương nhiễm trùng da.

Các mẹ có thể tận dụng các thảo dược thiên nhiên có tính mát, giải độc, không chứa độc tính để tắm cho trẻ giảm rôm sảy. Thường gặp nhất là các thảo dược như: lá khế, lá kinh giới, trà xanh, mướp đắng … Và tăng hiệu quả diệt khuẩn có thể dùng thêm chút muối pha vào nước tắm cho trẻ hết rôm sảy. Hướng dẫn chi tiết Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng cực hay mà bạn có thể tham khảo.

  • Lựa chọn quần áo cho trẻ 

Nên lựa chọn cho trẻ các loại quần áo có chất liệu thông thoáng, hút ẩm giúp da trẻ luôn khô thoáng. Tránh cho trẻ dùng các loại len hoặc vải tổng hợp khiến da trẻ bị kích ứng, nổi rôm sảy nhiều hơn. Đặc biệt là thay quần áo cho trẻ thường xuyên, vệ sinh quần áo sạch sẽ tránh gây viêm nhiễm ngoài da.

  • Sinh hoạt của trẻ 

Tắm nắng trị rôm sảy cho trẻ

Tắm nắng trị rôm sảy cho trẻ

+ Nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm giúp da trẻ khô thoáng, hấp thu vitamin D vào cơ thể tốt nhất. Và không nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng gắt vào thời điểm nắng nóng, tia cực tím nhiều gây hại da và làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.

+  Ăn uống: Cho trẻ uống các đồ uống mát, thức ăn dễ tiêu hóa giàu vitamin giúp tăng cường thanh lọc cơ thể giảm nguy cơ bị rôm.

+ Cho trẻ ngủ đủ giấc tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại các bệnh viêm nhiễm ngoài da.

2/ Điều trị rôm cho trẻ

Chăm sóc đúng cách sẽ giảm mọc rôm sảy, nhưng để trị tận gốc triệt để cần dùng một số biện pháp khác bao gồm:

a/ Dùng phấn rôm cho trẻ 

Phấn rôm trị rôm sảy ở trẻ

Phấn rôm trị rôm sảy ở trẻ

Phấn rôm có tác dụng làm thông thoáng, khô da cho trẻ, giảm ngứa, hết rôm sảy nhờ trong phấn rôm. Thế nhưng phấn rôm có thành phần chủ yếu là bột talc tránh bôi ở những vùng nhạy cảm như bẹn háng, mắt hoặc vùng mặt mũi gây bệnh về đường hô hấp.

Đặc biệt trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phấn rôm khác nhau nên khi lựa chọn cho trẻ cần lưu ý dùng loại nhẹ dịu, không gây  kích ứng cho trẻ, tìm mua ở địa chỉ uy tín rõ ràng.

b/ Thuốc điều trị rôm sảy 

Trong một số trường hợp nặng, trẻ bị rôm nhiều nếu không chăm sóc đúng cách có thể gây viêm da cơ địa. Trường hợp rôm tiến triển nặng gây viêm thì cần dùng một số thuốc bôi ngoài như:

  • Dung dịch Calamine  có tác dụng tốt trong việc làm dịu da, giảm ngứa da.
  • Thuốc Anhydrous lanolin nhằm ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi gây rôm sảy.
  • Thuốc bôi có chứa steroids dùng trong các trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng.

3/ Lưu ý cần tránh dành cho mẹ khi trẻ bị rôm sảy

Tránh gặp phải sai lầm trong khi chăm trẻ bị rôm các mẹ nên chú ý những điều sau:

+ Không cho trẻ tắm chanh: Nước cốt chanh là môi trường acid cao nên khi tắm chanh cho trẻ dễ làm mất cân bằng PH ở da, khiến trẻ dễ bị bệnh viêm da và làm da trẻ dễ bắt nắng.

+ Không tắm nước lá khi da trẻ đang bị vết thương hở, trầy xước vì lúc này có thể khiến nguy cơ vi trùng xâm nhập vào da gây viêm da tăng cao hơn.

+ Không tự ý mua thuốc về bôi hoặc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định bác sĩ.

+ Nếu rôm sảy kéo dài trên 10 ngày và lan rộng, có dấu hiệu tái phát nhiều lần, nhiễm trùng da thì nên đưa trẻ tới bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

Rôm sẩy là một vấn đề về da ở trẻ không mấy nghiêm trọng, do đó khi con trẻ bị rôm hãy bình tĩnh tiến hành chăm sóc điều trị đúng cách giúp trẻ khỏi rôm sảy sớm. Học cách nuôi con khỏe theo các hướng dẫn trên đây nhé!

-> Tìm hiểu bài viết được nhiều người đọc:

Bình luận

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Mẹ nên biết !

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Thuốc Mề Đay Mẩn Ngứa Dùng Thế Nào Cho Đúng? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Nổi Mề Đay Sẩn Phù, Ngứa Rát Và Cách Xử Lý Từ Căn Nguyên Đến Triệu Chứng

VTV2 Đưa Tin Cách Xử Lý Mề Đay Từ Thuốc Nam Giúp Nhiều Người Lành Bệnh

Thường Xuyên Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối Và Cách Xử Lý

Thận Trọng Các Biến Chứng Khó Lường Của Bệnh Mề Đay

Mách bạn 5 cách hỗ trợ điều trị mề đay dân gian

Cách hỗ trợ chữa mề đay bằng lá khế tại nhà

Tư vấn cách hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mãn tính

Chế độ ăn uống người bệnh mề đay nên tuân thủ

Tôi Đã Lành Bệnh Mề Đay Nhờ Gặp Được Thầy Giỏi Thuốc Hay

Ẩn